| Hotline: 0983.970.780

Khám phá Chindogu nghệ thuật độc đáo của người Nhật Bản

Thứ Tư 02/08/2017 , 07:05 (GMT+7)

Bộ sưu tậm dưới đây phản ánh thứ nghệ thuật độc lạ của người Nhật, có tên Chindogu. Tuy để giải trí nhưng thể hiện tính sáng tạo vô biên của con người, "xem để chơi, chơi lại có tác dụng", trang tin Ripleys.com (RC) vừa cập nhật và bình luận.

Theo RC, Chindogu là nghệ thuật "bản quyền" của người Nhật. Cho ra đời các thiết bị, sản phẩm "ngớ ngẩn và vô dụng" nhưng lại giải quyết được nhiều nhu cầu hàng ngày. Dịch theo nghĩa đen, Chindogu nghĩa là vật dụng có giá hoặc vô giá. Thậm chí người Nhật còn coi đây là những phát minh "thiên tài" cho dù nhiều người xem là "vớ vẩn".

1. Máy xay bơ thủ công

10-56-14_1

Bơ cứng rất khó thái nhưng loại máy xay bơ này lại có thể khắc phục được nhược điểm trên, nhất là khi phục vụ một lúc đông người.

2. Cà vạt "ô"

10-56-14_2

Cà vạt "ô" hay cà vạt "2 trong 1", rất tiện cho mục đích trang phục lại kiêm luôn chức năng che mưa nếu cần.

3. Kính phễu

10-56-14_3

Cặp kính có thêm hai ổ cắm để lắp phễu nhựa dùng cho nhỏ thuốc mắt khi cần.

4. Karaoke câm

10-56-14_4

Đây là loại hình giải trí mới, kèm theo chức năng giảm âm, để khỏi ảnh hưởng đến người xung quanh, nhất khi cần nghe điện thoại.

5. Gối tiếp âm

10-56-14_5

Khá độc đáo, giúp khi nằm vẫn có thể nghe được âm thanh từ TV hay thiết bị nghe nhìn phát ra.

6. Dưa hấu vuông

10-56-14_6

Đây là sản phẩm "chỉ có ở Nhật Bản" đã từng được báo chí nhắc đến, vừa bắt mắt, dễ đóng gói vận chuyển lại phù hợp cho mục đích trang trí hay thờ cúng.

7. Tăng âm

Bộ tăng âm hay trợ thính thủ công, rất hợp cho nhóm người có sưc nghe kém hay cho các mục đích đặc biệt.

8. Quạt đũa

10-56-14_8

Đây là chiếc quạt siêu nhỏ, gắn trên đũa, giúp cho món ăn nhanh nguội, vừa nghệ thuật lại rất "ngộ nghĩnh và thông minh".

9. Ô kiêm áo mưa

10-56-14_9

Ô kiêm áo mưa hay "ô dù", giống như chiếc dù, nên khi bị mưa không ướt tới người dùng.

10. Kính soi tai

10-56-14_10

Một thiết bị đơn giản, giúp mọi người có thể khám phá cấu trúc tai, phát hiện nhanh vật thể ngoại lai nằm trong tai để xử lý kịp thời.

11. Camera 360 độ

10-56-14_11

Máy ảnh đeo trên đầu, giống như mũ, có thể ghi lại hình ảnh từ mọi phí với góc quay tới 360 độ.

12. Hộp đựng hình quả chuối

10-56-14_12

Hình quả chuối, loại quả được người Nhật ưa thích, và ở chiều kia giống như "cậu nhỏ" của đàn ông, hay "thần dương vật" từng được Nhật tôn vinh trong lễ hội truyền thống hàng năm.

(Theo Ripleys.com - 7/2017)

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm