| Hotline: 0983.970.780

Khám phá hệ sao 8 hành tinh giống như hệ Mặt trời

Chủ Nhật 17/12/2017 , 19:15 (GMT+7)

NASA cũng phát hiện một hành tinh thứ 8 trong hệ sao Kepler 90 có tên Kepler-90i. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong hệ, có cấu tạo bằng đá giống như Trái đất...

 Hệ sao Kepler 90 (phía trên) cách Trái đất 2.545 năm ánh sáng vừa được phát hiện

Một hệ Mặt trời mới với 8 hành tinh giống như hệ Mặt trời của chúng ta vừa được phát hiện nhờ sự hỗ trợ của kính viễn vọng không gian Kepler thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và chương trình phân tích của trí thông minh nhân tạo do Google phát triển. 

Trong một thông báo, NASA cho hay hệ Mặt trời mới có 8 hành tinh và là hệ Mặt trời lớn nhất được phát hiện từ trước đến nay. Hệ sao mới xoay quanh một ngôi sao có tên gọi là Kepler 90, cách Trái đất 2.545 năm ánh sáng. Theo mô tả của nhà thiên văn học Andrew Vanderburg thuộc Đại học Texas, hệ sao Kepler 90 là phiên bản thu nhỏ của hệ Mặt trời. Các hành tinh trong hệ Keplep 90 có cách sắp xếp tương tự các hành tinh hệ Mặt trời: những hành tinh nhỏ quay gần sao chủ và hành lớn hơn nằm ở khoảng cách xa hơn. 

NASA cũng phát hiện một hành tinh thứ 8 trong hệ sao Kepler 90 có tên Kepler-90i. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong hệ, có cấu tạo bằng đá giống như Trái đất nhưng kích thước lớn hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, do nằm gần với Mặt trời, thời gian quay quanh quỹ đạo của Kepler -90i tương đối ngắn, chỉ 14,4 ngày, tương đương với 2 tuần trên Trái đất. Ông Vanderburg cũng cho biết tuy có nét giống Trái đất, song Kepler -90i không phải là nơi muốn đến bởi bề mặt của nó có nền nhiệt rất cao, trung bình lên tới 430 độ C, tương đương sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất. 

 Hình ảnh phân tích của NASA so sánh Hệ sao Kepler 90 (trái) và Hệ Mặt trời của chúng ta

Việc phát hiện hành tinh Kepler- 90i giống như “tìm kim đáy bể” bởi có tới 150.000 tín hiệu không gian mà kính viễn vọng Kepler thu thập được kể từ khi được đưa vào sử dụng vào năm 2009. Do vậy, các nhà khoa học cùng các kỹ sư của Google đã nhờ sự hỗ trợ của chương trình "machine learning" (“học máy”) - một phần mềm phân tích dữ liệu trên máy tính, tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích. Chương trình có khả năng phân biệt tín hiệu của hành tinh với các vật thể khác với độ chính xác lên tới 96%.

Các nhà khoa học đã vận dụng “machine learning” để quét 35.000 tín hiệu về hành tinh trong dữ liệu Kepler, qua đó dễ dàng phát hiện sự chuyển động của hành tinh. Theo Kỹ sư phần mềm cấp cao của Google Christopher Shallue, các nhà khoa học đã vận dụng mạng lưới nơron để chọn ra tín hiệu mạnh nhất, thường được xác định là của các hành tinh. 

Ông Vanderburg gọi phát hiện mới này là kỳ thú đồng thời cho rằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp việc phân tích khối dữ liệu khổng lồ trong kính viễn vọng Kepler dễ dàng hơn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Bình luận mới nhất