| Hotline: 0983.970.780

Khám phá sức mạnh tinh thần

Chủ Nhật 19/11/2017 , 10:10 (GMT+7)

“Hành Trình Về Phương Đông”, một trong những tác phẩm đương đại hay và độc đáo nhất về văn hóa phương Đông vừa tái ngộ bạn đọc trong một diện mạo hoàn toàn mới, sang trọng và ấn tượng.

Đây là ấn bản có lượng phát hành ấn tượng, hơn 40.000 bản tại Việt Nam chỉ trong vài năm trở lại đây.

08-54-15_trng_35

“Hành Trình Về Phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đào… của nhiều pháp sư, đạo sĩ… họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xức và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…

Cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding (1857 - 1953), “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1953). Bộ sách có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.

Xuất bản lần đầu tiên tại NXB Adyar Ấn Độ năm 1924, Hành Trình Về Phương Đông đã gây ra một dư luận tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ở cả châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi chiến tranh thế giới lần thứ II xảy ra, cuốn sách đã không được tái bản ở bất kỳ NXB nào khác trên thế giới. Mãi đến năm 2009, NXB Booksurge Hoa Kỳ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong để xin phép chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này.

Có thể nói, “Hành Trình Về Phương Đông” là một trong những cuốn sách có số phận khá ly kỳ, một phần vì dịch giả của nó cũng bí ẩn không kém. Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về Nguyên Phong. Và đó chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, về giáo dục, và công nghệ. Ông đã chuyển thể và phóng tác rất thành công nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa phương Đông. Trong số đó tác phẩm phóng tác nổi tiếng nhất là “Hành Trình Về Phương Đông”. Ngoài ra, tại Việt Nam, First News đã xuất bản nhiều tác phẩm phóng tác nổi tiếng của dịch giả Nguyên Phong như: Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết Sơn, Hoa trôi trên sóng nước, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.