| Hotline: 0983.970.780

Khâm phục 'nữ tướng' làm khu sản xuất nấm công nghệ cao đầu tiên Việt Nam

Thứ Năm 14/09/2017 , 07:14 (GMT+7)

Nếu sản xuất nông nghiệp rủi ro 1 thì sản xuất nấm lại rủi ro 10. Từ trước đến nay trồng nấm để thoát nghèo thì có thể nhưng để vươn lên làm giàu là điều cực kỳ hiếm bởi với cung cách sản xuất thủ công ngoài trời, cây nấm rất dễ bị dịch bệnh, chậm phát triển, một vụ thu thì hai vụ thất…

10-36-18_dsc_9350
Chị Huệ người đứng giữa đang giới thiệu công nghệ sản xuất nấm với khách

Vậy nhưng có một người đàn bà chân yếu, tay mềm đã quyết định đặt những viên gạch đầu tiên để mơ về việc xây dựng nền công nghiệp nấm công nghệ cao cho đất Việt…

Người đàn bà đó là Dương Thị Thu Huệ - Giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao. Chị giải thích Kinoko trong tiếng Nhật nghĩa là nấm, còn Thanh Cao là xã thuộc huyện Thanh Oai nơi chị mở xưởng đầu tiên và giờ đây là khu sản xuất nấm công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam đặt tại xã Đốc Tín (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Lần nào mở rộng nhà xưởng, quy mô sản xuất nào chị cũng tự nhủ sẽ là lần cuối cùng phải cầm cố sổ đỏ hay chìa tay vay tiền từ gia đình đến người thân, họ hàng. Lần gần đây nhất của chị là cú đầu tư hơn 60 tỉ đồng để nhập toàn bộ công nghệ, dây chuyền, máy móc từ Nhật Bản - cường quốc sản xuất nấm của thế giới về.

Không thể tin nổi là cảm giác của nhiều người khi đến tham quan xưởng nấm của chị. Cả một “nhà máy” khổng lồ như thế nhưng chỉ cần không quá 5 người vận hành vì toàn bộ dây chuyền tự động, nhiệt độ tự động, ánh sáng tự động chỉ tốn công nhất là ở mỗi khâu đóng gói sản phẩm mà thôi.

Một công đoạn sản xuất nấm

Ở nhà máy của chị, người muốn vào thăm phải ăn mặc cẩn thận như bước vào một cuộc đại phẫu thuật. Từ khử khuẩn giầy dép, mặc quần áo đồng phục đến chụp đầu bằng túi để đảm bảo rằng không một sợi tóc nào được rơi xuống, bị lẫn vào khu sản xuất.

Cây nấm làm ra sạch đến mức có thể ăn sống được nên chị tự tin khuyến cáo khách rằng khi đem vào chế biến thì không cần rửa vì nhiều khi nguồn nước ở nhà không thể sạch bằng nguồn của nhà máy. Nó đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào châu Âu nhưng do bán ngay tại thị trường miền Bắc cung còn chưa đủ cầu, còn phải mở rộng quy mô hơn thế nữa nên cũng chẳng cần thiết.

Cơ duyên của chị đến với nghề trồng nấm cũng thật tình cờ. Không học về nông nghiệp ngày nào nên chỉ chị chỉ được biết sơ sơ cách thức sản xuất nấm khi làm phiên dịch cho các đoàn chuyên gia của Nhật Bản sang Việt Nam làm việc. Họ động viên chị nên theo nghiệp trồng nấm.

Đang hưởng mức lương cả ngàn USD chị liền đột ngột chuyển nghề. Thôi thì một liều, ba bảy cũng liều bởi cái thế đã “cưỡi trên lưng hổ” rồi là cứ phóng đi thôi chứ nhảy xuống giữa chừng không khéo lại dính thương tật. Năm 2002 - 2005 chị tham gia thu mua, bao tiêu sản phẩm nấm cho những hộ sản xuất cá thể. Đến khi sốt ruột vì tiến độ giao hàng cũng như chất lượng của sản phẩm chị liền trực tiếp nhảy vào sản xuất nấm.

10-36-18_dsc_9364
Nấm ra lò

Năm 2005 chị xuất vốn lập nhà xưởng đầu tiên ở xã Thanh Cao. Trận lụt kỷ lục năm 2008 đã nhấn chìm đến tận mái nhà, các giá thể trồng nấm trôi bồng bềnh trong nước, còn nước mắt của chị thì lặn ngược vào trong.

Gượng dậy sau biến cố, chị chuyển cơ sở nấm về xã Đốc Tín (huyện Mỹ Đức), nơi có mặt bằng cao ráo, rộng rãi hơn trước. Lúc đầu là sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu bằng công nghệ khá thô sơ, trồng nấm trong những khu sản xuất hở bằng các phế liệu nông nghiệp như rơm rạ.

Sau mỗi mùa gặt là rơm rạ phơi kín cả sân xưởng. Bà chủ cũng mướt mải mồ hôi như ai, cũng phải còng lưng cào cào, lật lật hay chạy rơm hối hả khi trời bỗng nhiên sầm sập đổ mưa.

Về sau, khi kinh nghiệm đã dày dặn dần, chị quyết định chuyển hướng không sản xuất nấm kiểu thủ công nữa. Sẵn có nhà xưởng rộng 3ha nơi có nguồn nước, không khí rất trong lành chị ấp ủ sản xuất nấm kim châm theo công nghệ cao quy mô công nghiệp kiểu Nhật Bản. Hàng chục chuyến đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản mãi về sau chị mới thuyết phục được đối tác tin tưởng cho chuyển giao thiết bị nhà máy cùng công nghệ sản xuất.

Trước đó, đối tác đã yêu cầu chị phải có bản khảo sát 10 năm những gì công ty mình đã trồng nấm ở Việt Nam cũng như cung cấp được danh sách các doanh nghiệp khác đang trồng nấm ở Việt Nam và phân tích của thế nào về thị trường, về môi trường, về quy mô nhà máy như thế này sẽ tiêu thụ sản phẩm ở đâu. Nếu không trả lời được “bài thi” đó thì họ sẽ nhất định không chấp nhận hợp tác.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm