| Hotline: 0983.970.780

Khan hiếm lao động thủy sản

Thứ Hai 24/10/2011 , 13:32 (GMT+7)

Khi các doanh nghiệp thủy sản đang bước vào thời điểm bận rộn nhất, thì tình trạng thiếu lao động lại càng gay gắt hơn bao giờ hết.

Thiếu lao động là một vấn đề lớn trong ngành thủy sản nhiều năm qua. Nhưng trong những tháng cuối năm nay, khi các doanh nghiệp thủy sản đang bước vào thời điểm bận rộn nhất, thì tình trạng thiếu lao động lại càng gay gắt hơn bao giờ hết.

Đau đầu nhất với bài toán nguyên liệu hiện nay có lẽ là các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu. Năm nay, tôm sú ở ĐBSCL bị dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Để nhanh chóng bù đắp nguồn nguyên liệu, tôm thẻ đã nhanh chóng trở thành cứu cánh cho nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến tôm khu vực này. Nhờ đó, trong những tháng cuối năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không gặp phải tình trạng quá căng thẳng về nguyên liệu như các nhà máy cá tra.

Tuy nhiên, khi dùng tôm chân trắng để thay tôm sú, các doanh nghiệp buộc phải tuyển thêm nhiều lao động vì tôm chân trắng chủ yếu là cỡ nhỏ và khó chế biến hơn. Theo ông Võ Văn Phục, TGĐ Cty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Sóc Trăng), thông thường, tôm chân trắng cần nhân công gấp đôi so với tôm sú. Năm ngoái, Cty của ông Phục mới sử dụng khoảng 30% nguyên liệu là tôm chân trắng, năm nay tăng lên tới 80%. Thành ra nhân công cũng phải tăng lên khá nhiều.

Ông Nguyễn Văn Kịch, TGĐ Cty Cafitex cũng cho rằng lao động là một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi dùng tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú. Bằng chứng là ở các nước châu Mỹ, nơi có sản lượng tôm chân trắng rất lớn, nhưng hầu hết là xuất thô vì không có nhân công để làm trong các nhà máy chế biến tôm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP), ở tỉnh này hiện có khoảng 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản, thì đã có tới 20 doanh nghiệp đang thiếu lao động một cách trầm trọng. Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau đang bị thiếu hụt tới khoảng 10.000 công nhân, chủ yếu là công nhân làm ở khâu phân loại cỡ tôm trong các nhà máy chế biến tôm.

Có một thực tế là nhiều lao động nông thôn ở ĐBSCL không mặn mà với việc vào làm công nhân cho các nhà máy thủy sản, kể cả những người không có việc làm ổn định. Ông Võ Văn Phục lý giải: “Nhiều người ở không nhưng vẫn không chịu vào các nhà máy thủy sản làm công nhân. Họ đã quen với kiểu thích làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ, nên không theo nổi cách làm việc 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày”.

Việc thiếu hụt lượng nhân công lớn như vậy, ngoài nguyên nhân các nhà máy tăng cường sử dụng tôm chân trắng thay thế tôm sú, còn có tình trạng rất nhiều công nhân đã bỏ lên TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ để kiếm những công việc khác đỡ vất vả hơn nhưng lại cho thu nhập cao hơn.

Hiện tại, mức lương bình quân công nhân thủy sản ở Cà Mau là 2,5 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này đã tăng nhiều so với năm ngoái, nhưng vẫn chưa thể giúp cho người lao động an tâm trong điều kiện giá cả lên cao trong năm nay. Trong khi đó, lao động thủy sản lại khá cực nhọc, phải làm việc với cường độ cao trong môi trường lạnh lẽo, ẩm ướt … Vì thế, khi có cơ hội làm việc ở những ngành nghề khác, lao động thủy sản sẵn sàng chuyển nghề liền.

Để có đủ nhân công, nhất là những lao động có tay nghề, các doanh nghiệp thủy sản đang phải đưa ra khá nhiều chiêu thức để thu hút người lao động. Trong đó, giải pháp quen thuộc nhất là tăng lương. Ở Cty CP Thủy sản sạch Việt Nam, ban giám đốc đã tăng lương cho người lao động lên khá nhiều. Hiện tại, lao động có tay nghề ở công ty này đã được trả lương trên 4 triệu đồng/tháng, lao động thời vụ cũng hưởng lương trên 3 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, thời gian qua, công ty này đã thu hút thêm được nhiều lao động. Nhưng lao động có tay nghề thì vẫn thiếu.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm