| Hotline: 0983.970.780

Khảo sát lao động Việt tại Malaysia: Cảnh báo chất lượng!

Thứ Ba 15/02/2011 , 10:40 (GMT+7)

Kết quả khảo sát trực tiếp 30 nhà máy cho thấy chất lượng lao động VN đang có nguy cơ "tụt dốc"!

Nhiều người cho rằng, năm 2011 thị trường xuất khẩu lao động của VN sẽ khởi sắc, nhất là lao động có chất lượng cao. Thế nhưng, kết quả khảo sát trực tiếp 30 nhà máy sản xuất của Malaysia có sử dụng lao động người Việt của Cục Qlý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB-XH cho thấy, chất lượng lao động VN đang có nguy cơ “tụt dốc”!

60% lao động không chấp hành kỷ luật

30 nhà máy trên có gần 2.200 lao động nước ngoài đang làm việc thì VN chiếm 750 người, trong đó 53,7% là lao động phổ thông; 33,8% lao động kỹ thuật và gần 13% lao động kỹ thuật cao. Đối tượng được hỏi chủ yếu là Trưởng bộ phận nhân sự hoặc Giám đốc. Có đến 29/30 nhà máy thường xuyên tuyển lao động VN chủ yếu áp dụng tuyển lao động qua trung gian nhằm chuyên môn hóa nghề môi giới lao động và giảm các chi phí trong quá trình tuyển dụng. Có tới 24 nhà máy (chiếm 80%) phải đào tạo lao động VN từ 2-3 tuần trước khi đưa vào sử dụng. Phương thức đào tạo chủ yếu kèm lao động cũ với mới ngay tại phân xưởng sản xuất, chỉ có 7/30 chủ sử dụng lao động có tổ chức lớp đào tạo hẳn hoi. Theo nhận định của Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), phương thức kiểu “mỳ ăn liền” này chưa được bài bản, chuyên nghiệp.

Trả lời câu hỏi: Lý do chủ sử dụng Malaysia thích tuyển dụng lao động VN? Phần lớn các chủ sử dụng khẳng định bởi lao động VN chăm chỉ (chiếm hơn 73%). Tiếp sau là đào tạo nhanh (63%); 43% là trình độ tay nghề; 40% sức khỏe. Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ của lao động VN ít được lựa chọn (26%) và khoảng 40% người lao động VN có ý thức chấp hành kỷ luật kém. Kết quả trên nói rằng, ý thức kỷ luật, sức khỏe và vốn ngoại ngữ của lao động VN chưa được chủ sử dụng nước ngoài đánh giá cao. Đây cũng chính là vướng mắc mà rất nhiều doanh nghiệp XKLĐ trao đổi với phóng viên. Vì vậy, so sánh, chất lượng lao động VN kém hơn Thái Lan, Nê-pal, Trung Quốc, Indonexia và chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với lao động của Myanmar và Bangladesh.

Để làm rõ hơn bức tranh về chất lượng lao động VN, Cục QLLĐNN đặt tiếp câu hỏi “Có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng lao động VN?” dành cho các chủ sử dụng người Malaysia. Kết quả cho thấy, giao tiếp của lao động VN cực kém dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt công việc và đào tạo. Thậm chí có người còn không nói được tiếng Anh cơ bản ngay cả khi họ đã từng làm việc ở Malaysia vài năm. Về thái độ, một số lao động có tính ăn cắp, tự tiện đổi đồ. Khi chủ mua xe đạp cho lao động mới, chưa kịp khóa lại thì lao động cũ tự ý đổi xe mà không xin phép.

 Về ý thức kỷ luật: họ dường như không để ý đến kỷ luật của nhà máy, thường xuyên đưa bạn đến ký túc xá làm mất trật tự và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thậm chí có người nghỉ làm mà không hề thông báo cho người quản lý. Về ý thức vệ sinh: lao động VN không quan tâm đến vấn đề vệ sinh nơi làm việc, toa- lét và ký túc xá. Họ thích vứt rác bất kỳ nơi nào họ thấy tiện. Ý thức đó còn thể hiện ở việc không bảo quản đồ đạc trong ký túc xá theo quy định; thích mua điện thoại di động đắt tiền, không phù hợp với hoàn cảnh lao động hiện có. Bên cạnh đó, lao động VN còn thường xuyên đánh nhau, uống rượu, giết và ăn thịt chó mèo (hai con vật người Malaysia không bao giờ ăn). Thậm chí, lao động cũ còn thường rủ rê lao động mới bỏ trốn.

Xuất phát điểm thấp

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên bởi lao động của ta chủ yếu xuất phát điểm từ nông thôn, lao động nghèo trình độ học vấn thấp, ngoại ngữ yếu nên luôn có tư tưởng ỷ lại. Khi ra nước ngoài phần lớn không làm chủ được bản thân khi giải quyết sự vụ và chỉ chờ vào phiên dịch tất cả. Trong khi việc tuyển chọn lao động của các chủ Malaysia còn ồ ạt, quản lý lỏng lẻo.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN, cả nước hiện có trên 100 doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động sang Malaysia. Lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các ngành nghề như: dệt may, nhựa, mộc, cơ khí, một số ít làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, siêu thị...

Tuy nhiên, điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay là việc bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp.

Trong khi lao động VN chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích cộng đồng. Rồi kết hợp với việc chế tài xử lý các hành vi trên của cả hai nước (Việt Nam và Malaysia) chưa đủ mạnh để giáo dục, răn đe. Nếu kéo dài tình trạng trên, lao động VN có nguy cơ mất dần thị trường, thương hiệu. Doanh nghiệp đưa người đi XKLĐ cũng dần dần bị phá sản do không thu đủ phí dịch vụ…

Chốt lại trong bảng khảo sát trên với “Việt Nam cần làm gì để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong thời gian tới?”, các chủ sử dụng lao động Malaysia gợi ý: đó là phải tăng thời gian đào tạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh, tiếng Hoa); giáo dục người lao động về tầm quan trọng của giữ vệ sinh sạch sẽ và kỷ luật chung; hướng dẫn họ cần bảo vệ hình ảnh của đất nước khi làm việc ở nước ngoài; rộng lượng và thân thiện, tôn trọng dân địa phương; thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm làm việc; đi làm đầy đủ; xem ký túc xá như nhà mình, giữ sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe; có phương pháp làm việc độc lập, sẵn sàng học hỏi và có hiểu biết về an toàn lao động.

Riêng với chính phủ VN, ngoài việc tạo cơ chế thoáng cho hoạt động XKLĐ, cần khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia tìm kiếm thị trường mới, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận lao động của nước nhập khẩu và không quên nhắc các DN này rằng phải trang bị cho người lao động kiến thức quan trọng đầu tiên trước khi XKLĐ: biết cách tự bảo vệ chính bản thân và tìm được việc có thu nhập cao.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm