| Hotline: 0983.970.780

Khát khao tột độ con trai, ngậm ngùi ra liên tiếp 10 người con gái

Thứ Năm 20/07/2017 , 14:30 (GMT+7)

Một điển hình cho nỗi khát khao con trai đến cháy cổ bỏng họng của một gia đình nhưng rồi lại biến thành sự thất vọng, ngậm ngùi khi đẻ liên tiếp ra 10 người con gái…  

Hi sinh cả chức tước để đẻ

Mấy chục mùa ngô trước, Mùa A Sớ phải mất 600 đồng bạc trắng (tương đương với 2 con trâu mộng theo thời giá), 1 con lợn tạ, 1 đôi gà trống để kéo được cô gái Thào Thị Dua về làm vợ, cúng ma nhà mình. Anh Sớ sinh năm 1964 còn chị Dua sinh năm 1965 rất đẹp đôi và mạnh khỏe. Từ xã Tà Xùa họ dắt nhau di cư về Pu Nhi (xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) cùng với đứa con gái đầu là Mùa Thị Cở.

16-50-30_dsc_8851
Anh chị Sớ cùng 4 cô con gái

Là người có uy tín lại chăm chỉ làm ăn nên anh Sớ thành đảng viên, trưởng bản rồi bí thư chi bộ, được dân trong bản rất yêu quý. Chỉ có một điều là nỗi khát khao con trai của anh quá lớn, nó lấn át hết thảy mọi thứ khác. Anh bắt vợ đẻ sòn sòn, đẻ liên tục nhưng lần nào cũng lòi ra con gái.

Sau Mùa Thị Cở là Mùa Thị Nu, Mùa Thị Vùa, Mùa Thị Mị, Mùa Thị Dị, Mùa Thị Xua, Mùa Thị Chừ, Mùa Thị Vang, Mùa Thị Xinh... Nhiều lần địa phương nghe tin vợ Sớ lại lùm lùm cái bụng liền đến vận động chuyện sinh đẻ có kế hoạch anh chỉ gãi đầu than: “Con gái lớn về nhà chồng sẽ không ở cùng với bố mẹ, không có con trai khi bố mẹ già không ai nuôi, khi chết không ai cúng ma cho nên tôi phải đẻ tiếp”.

Anh chấp nhận bán ngô đi để đóng tiền phạt mỗi lần 200.000-300.000đ vì đẻ vỡ kế hoạch. Những đứa trẻ toàn do một tay anh đỡ, một tay anh cắt rốn ngay tại nhà chứ không hề đi trạm xá hay bệnh viện gì cả. Đẻ đến đứa thứ 10 thì không những bị cách mất chức trưởng bản, bí thư chi bộ mà ngay cả danh hiệu đảng viên của anh cũng không còn.

Thế nhưng sau tất cả những “hi sinh” ấy vẫn hoàn con gái. Đứa con cả Mùa Thị Cở và đứa con út Mùa Thị Dâu cách nhau đúng 25 năm, trông như hai thế hệ. Nhiều người xì xào: “Vợ mày đẻ không tốt, thua vợ tao Sớ à” khiến cho đầu anh còn nóng hơn cả lúc uống rượu. Anh nảy ra ý lấy vợ hai nhưng chị lại không đồng ý mà chỉ khóc âm thầm vì tủi phận.

Định dang tay đánh nhưng lại không nỡ, động viên đẻ nữa thì vợ bảo đã hết trứng nên anh Sớ buồn, suốt ngày làm bạn với chai rượu. Say quên cả ngày tháng nhưng đến khi tỉnh vẫn không thể quên được nỗi khát khao một đứa con trai.
 

Mỗi dịp tết sắm vài chục cái váy

Nhà anh nhìn sang đỉnh núi Hồng Ngài quanh năm mây mờ che phủ - nơi mà năm xưa Tô Hoài đã viết nên truyện “Vợ chồng A Phủ”. Khi tôi đến, chị Dua tóc đã bạc non nửa, mặt nhăn nheo nhưng vẫn cười thật tươi, trỏ vào đứa bé đang bế trên tay còn đỏ hỏn bảo: “Con trai đấy!”.

16-50-30_dsc_8840
Chị Dua đang bế đứa trẻ mới xin

Tuổi như chị mà đẻ được con cũng khiến tôi thấy lạ nhưng hỏi ra mới hay anh Sớ mới đón được một đứa bé về làm con nuôi với giá 3,2 triệu đồng. Số là, biết anh khát con trai, một buổi mấy người quen làm thuê ở xã Chiền Khùa của huyện Mộc Châu liền giới thiệu cho một chị tuy có chồng nhưng lúc bụng mang dạ chửa, chẳng biết vì lý do gì mà phải về nhà mẹ ở.

Theo luật tục của người Mông thì con gái khi lấy chồng, đã cúng bái, đã làm ma nhà chồng thì không được đẻ con trong nhà mẹ nữa. Bởi thế mà chị phải đẻ ở một lều nương. Đứa bé trai ra đời do một bà cô đỡ và cắt rốn bằng một cái kéo rỉ sét.

Biết tin ấy anh Sớ vội bổ đến ngay để đặt vấn đề xin: Mẹ nó đòi 4 triệu cơ nhưng tôi chỉ trả 3 triệu bởi bảo nhà chị khó khăn nhưng vẫn đẻ con còn nhà tôi lại khó khăn vì không có con trai. Khi mẹ nó đồng ý rồi tôi mới trả thêm 200.000đ nữa là 3,2 triệu đồng.

Đứa bé mới 2 ngày tuổi được người mẹ trẻ vạch vú ra cho bú lần cuối cùng rồi rơm rớm mắt khóc đưa cho anh Sớ đem về. Mùa Hạng Pó - tên đứa trẻ khai sinh ngày 17/6/2017 âm lịch. Ngày khai sinh cho nó anh Sớ làm hẳn một con lợn 70 kg, 1 đôi gà mời cả họ, cả bản đến dự lễ cúng đặt tên và ăn uống rất linh đình.

Nó được nuôi hoàn toàn bằng sữa bột mua ở chợ nhưng trộm vía rất ngoan, không mấy khi khóc. Lúc tôi đến Pó mới được chừng hơn 1 tháng tuổi, sợi chỉ buộc cầu may ở tay vẫn còn tươi sắc nhuộm, vòng bạc đuổi tà ma đeo ở cổ vẫn còn sáng bóng chưa ố tí nào.

Từ khi đón nó về nhà, tiếng cười cũng về theo. Anh Sớ cười, chị Dua cười, các chị gái cũng cười, chỉ mình Pó là vô tư ọ ẹ mỗi khi đói đòi ăn, vô tư khóc oa oa mỗi khi cần một vòng tay ấp ủ.

16-50-30_dsc_8856
Chị Dua đang khoe kho váy của gia đình

Khi nhà vắng người một bữa cũng phải thổi 2 kg gạo còn đông đủ phải thổi tới 5 kg gạo, nấu cả yến rau mới đủ. Đông miệng ăn mà thiếu tay làm nên nhiều lúc gia đình anh Sớ phải húp cháo để cầm hơi. Bốn đứa con gái lớn đã lấy chồng trong đó có đứa chịu cho người ta đến cướp vợ khi mới chỉ 13-14 tuổi. Anh Sớ không còn thách cưới bằng 600 đồng bạc trắng như mình từng bị thủa trước mà chỉ gọn nhẹ 10 triệu đồng tiền mặt dùng để mua bò, mua dê, mua ngô giống đầu vụ.

Những người con còn lại đang ở chung với bố mẹ, nhiều đứa tuy non nớt nhưng đã kịp trổ mã, hàm tiếu như một nụ hoa rừng. Chúng có mái tóc hoe vàng đặc trưng của người Mông, dáng người thon thả như con ong và nụ cười cứ đăm đắm, mênh mông tình. Chẳng thế mà thằng trai nào ở bản trên, bản dưới đều muốn kéo chúng về làm vợ. Chẳng thế mà dịp tết ngõ nhà anh Sớ đông người thổi kèn như một cái chợ tình. Tiếng khèn dìu dặt ngang đỉnh núi, tiếng khèn vấn vít mãi trong mây mù và trong đầu kẻ tình si…

Nhà đông con gái nên váy áo phơi quanh hiên phấp phới và rực rỡ như những con bướm khổng lồ đang hóng nắng. Chị Dua không giấu nổi niềm tự hào khi mở cái tủ để ngay ở gian giữa trong nhà ra cho tôi xem một kho váy. Những cái váy do chính bàn tay khéo léo của các con chị tự dệt, kẻ vẽ hoa văn tỉ mỉ bằng sáp ong, thời gian hoàn thiện mỗi cái phải mất 3-4 tháng.

Mỗi đứa con gái người Mông khi về nhà chồng phải có 3-4 bộ váy truyền thống như thế. Váy truyền thống là cả một của để dành vô giá còn bình thường chúng chỉ dám mặc những loại váy may sẵn hàng chợ chừng 60-70.000đ/cái. Tuy có giá rẻ thế mà mỗi dịp tết đến xuân về, riêng tiền sắm 20-30 cái váy cho lũ con và bà vợ cũng khiến cho anh Sớ mất đến nửa tấn ngô rồi (chừng 2-3 triệu). Nhưng không có váy mới thì làm sao khiến chúng cười, làm sao có người muốn kéo chúng về làm vợ để rồi lại hi vọng đẻ cho nhà chồng một thằng con trai? Cứ như lời trưởng bản Pu Nhi anh Mùa A Chua thì 55 hộ người Mông ở đây hộ nào cũng phải đẻ cho bằng được một thằng con trai mới chịu thôi.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.