| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng sinh tồn trên đại dương gió bão

Thứ Năm 05/05/2016 , 13:09 (GMT+7)

 Khi chúng tôi đặt chân lên đảo Sinh Tồn thì đã không có mưa gần một năm. Nhưng dù điều kiện thời tiết có gian khổ như vậy thì đúng như những lời thơ của Trần Đăng Khoa, quân và dân trên đảo vẫn hiên ngang "sinh tồn trên đại dương gió bão...

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão

Hai câu thơ trong bài "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" của nhà thơ Trần Đăng Khoa có lẽ là lời dẫn sinh động và súc tích nhất về đảo Sinh Tồn, thuộc cụm đảo Sinh Tồn.

Khi chúng tôi đặt chân lên đảo Sinh Tồn thì đã không có mưa gần một năm. Nhưng dù điều kiện thời tiết có gian khổ như vậy thì đúng như những lời thơ của Trần Đăng Khoa, quân và dân trên đảo vẫn hiên ngang "sinh tồn trên đại dương gió bão".

1.

Đặt chân lên đảo, tôi chầm chậm dạo bước và đặc biệt ấn tượng với màu xanh của cỏ cây bất chấp sự thiếu thốn nước sạch. Có lẽ những nhành cây, ngọn cỏ nơi này đã học được ý chí kiên cường, bất khuất của dân và quân trên đảo nên dù thiếu nước nhưng chúng vẫn sinh tồn nơi khí hậu khắc nghiệt này.

Đang chìm đắm trong dòng suy tư thì tiếng nói vọng ra từ căn nhà phía sau tôi: Mời anh vào uống nước với anh em. Tôi quay lại thì thấy một chiến sĩ đang tươi cười cầm ấm trà còn nghi ngút khói. Anh là thiếu úy Lê Hồng Luân, quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, quân y trên đảo.

Anh Luân mới ra đảo nhận nhiệm vụ được gần nửa năm. Trước đó, anh công tác tại Viện Y học Hải quân ở Hải Phòng. Trò chuyện với tôi bên chén trà thơm nồng, anh chia sẻ: Khi biết tin sẽ ra đảo nhận nhiệm vụ, mình rất háo hức nhưng cũng xen lẫn sự lo lắng. Vợ mình cũng rất lo nên khi đó bệnh viện làm công tác tư tưởng cho mình mỗi buổi sáng, về đến nhà mình lại làm công tác tư tưởng cho vợ.

Giọng anh Luân bỗng trầm lại khi tôi hỏi chuyện gia đình. Anh cho biết khi ra đảo thì con gái anh mới sinh hơn một tháng, từ đó anh chỉ nghe tiếng con qua điện thoại chứ cũng chưa biết con mình đã lớn thế nào. Tôi thầm cảm nhận được những hy sinh thầm lặng về mặt tinh thần mà những người nhận nhiệm vụ nơi đảo xa ngày ngày phải trải qua. Tuy vậy, anh Luân khẳng định nỗi nhớ con chỉ thêm động lực cho mình hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

"Mình thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn biên cương nơi biển đảo cũng là để cho con mình được lớn lên trong một tương lai hòa bình và ấm no", anh nói.

12-16-09_cot-moc-chu-quyen-tren-do-sinh-ton
Cột mốc chủ quyền trên đảo Sinh Tồn

Chia tay trạm xá đảo, tôi hướng bước chân mình đến ngôi trường tiểu học của đảo. Từ xa, tôi bắt gặp người thanh niên trạc 30 tuổi đang đứng nhìn các em học sinh chơi đùa ở sân trường. Anh là thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ, người vào năm 2013 đã viết đơn tình nguyện xung phong ra đảo Sinh Tồn gieo con chữ nơi hải đảo xa xôi.

Trước nay, tôi đã biết đến một số câu chuyện của những giáo viên xung phong lên các vùng cao, vùng sâu vùng xa để dạy học và tôi luôn rất cảm phục trước những tấm gương đó. Nhưng việc xung phong ra quần đảo Trường Sa để dạy học thì tôi cảm nhận phần nào đó đòi hỏi sự hy sinh còn cao cả hơn.

Thầy giáo Hạ năm nay 27 tuổi, khi viết đơn tình nguyện ra đảo đã xác định tư tưởng sẽ phục vụ hết "nhiệm kì" 5 năm trên đảo Sinh Tồn. Kể về sự khác biệt trong việc dạy học ở trên đảo và trong đất liền, thầy Hạ cho biết do trên đảo chỉ có 7 học sinh nên không thể phân ra hai lớp khác nhau. Vì vậy mà mỗi lớp sẽ gồm luôn cả hai khối lớp học song song, 3 em bậc tiểu học và 4 em hệ mầm non.

Thầy Hạ chia sẻ: "Do điều kiện khó khăn nên mặc dù mình được đào tạo chuyên ngành tiểu học nhưng vẫn tự bổ túc thêm chuyên ngành mầm non". Khi tôi đùa rằng có lẽ anh là thầy giáo mầm non đầu tiên mà tôi gặp, giọng thầy có chút đượm buồn. Do điều kiện ở đảo xa nên việc đưa giáo viên mầm non là nữ ra đảo chưa thực hiện được.

12-16-09_thy-gio-h-cung-cc-phong-vien
Thầy giáo Hạ với các phóng viên

Thấy cuộc nói chuyện hơi chùng xuống, thầy Hạ đùa rằng mặc dù "gà trống nuôi con" là vậy nhưng thầy vẫn "biên đạo" cho các tiết mục múa hát của học sinh trên đảo. Thầy Hạ bật mí với tôi rằng đêm nay khi giao lưu văn nghệ sẽ có "quà tặng phóng viên".

2.

Đêm văn nghệ đã đến và khi nhìn thấy Đoàn văn công Quân khu 4 bước lên sân khấu, trong tôi dâng lên một cảm xúc kính phục bội phần đối với những người lính trên mặt trận văn hóa này. Số là trong chuyến hải trình, do chưa quen sóng biển nên rất nhiều chị em bị say sóng mà ca sĩ - thượng úy Phạm Lê Na có lẽ là người bị say nhất.

Lênh đênh say sóng trên biển là thế, đoàn văn công không có thời gian nghỉ khi liên tục thực hiện giao lưu văn nghệ phục vụ chiến sĩ trên các đảo. Lê Na cho hay, chị bị say sóng nên ăn gì đều "cho ra hết". Tuy vậy nhưng chị vẫn cùng các thành viên đoàn văn công đảm bảo không làm quân dân trên đảo thất vọng về đêm diễn tối nay.

Và đúng như lời hứa, lần đầu tiên tham gia một đêm giao lưu văn nghệ nơi biển đảo Trường Sa, tôi đã cảm nhận được sự sôi động và tinh thần cháy hết mình vì nghệ thuật của các chiến sĩ và đoàn văn công. Song xen lẫn các tiết mục biểu diễn sôi động vẫn có chỗ cho những khoảng lặng và cả những giọt nước mắt. Đó là khi ca sĩ Trần Minh Hiếu, với tất cả tâm hồn và cảm xúc của mình, thể hiện ca khúc "Truyền thuyết Hoàng Sa, Trường Sa".

Từng câu từ của bài hát vang lên như một thiên sử ca bi tráng về hai "anh em song sinh một nhà" nhưng vì bọn ngoại bang mà chịu cảnh chia li. Bài hát như chạm vào tâm hồn của tất cả người nghe và không biết từ lúc nào những giọt nước mắt như sương đêm đã điểm trên khuôn mặt của nhiều chiến sĩ.

Đến phần giao lưu giữa người dân trên đảo và đoàn công tác, thầy giáo Hạ quay người lại nháy mắt với tôi ám chỉ đây là "món quà" mà thầy đã nhắc đến lúc chiều. Các cháu học sinh trên đảo, như những ca sĩ chuyên nghiệp, bước ra sân khấu và thể hiện tự tin bài hát "Em là mầm non của Đảng". Tiếng hát thanh trong của lớp trẻ Trường Sa như lời thể hiện vững vàng về sức sống phi thường của quân dân nơi đây.

3.

Đêm nằm trên đảo, tôi không ngủ được vì đang dần dần hiểu thêm về một thứ. Có một điểm chung kết nối tất cả những nhân vật mà tôi đã tiếp xúc trong chuyến đi này. Từ anh Luân đến chị Na cho đến thầy giáo Hạ. Những khó khăn họ gặp phải có thể khác nhau nhưng vượt lên trên tất cả trong họ là ý chí sắt đá để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở lĩnh vực riêng của mình. Ý chí này trong họ, theo tôi, là lòng yêu nước.

12-16-09_tc-gi-chup-chung-voi-thieu-uy-le-hong-lun
Thiếu úy Lê Hồng Luân và tác giả

Lòng yêu nước không nhất thiết phải thể hiện qua việc cầm súng chiến đấu. Nó còn được thể hiện qua việc rời bỏ những tiện nghi ở đất liền để ra đảo dạy học, những hy sinh thầm lặng khi ra đảo nhận nhiệm vụ khi con gái mới một tuổi. Hay là việc không đặt nặng tình hình sức khỏe bản thân để diễn hết mình phục vụ quân dân ở đảo...

Tôi nhắm mắt, thả mình theo dòng suy nghĩ khi mà những cơn gió biển mát rượi vẫn thổi trong đêm Sinh Tồn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm