| Hotline: 0983.970.780

Khâu quy hoạch khó khăn

Thứ Ba 13/03/2012 , 11:01 (GMT+7)

Hiện nay, trên toàn tỉnh Long An đã triển khai lập quy hoạch xây dựng 166 xã NTM. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện 90 xã và giai đoạn 2 thực hiện trên 76 xã.

Thi công đường giao thông nông thôn ở Long An

Hiện nay, trên toàn tỉnh Long An đã triển khai lập quy hoạch xây dựng 166 xã NTM. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện 90 xã và giai đoạn 2 thực hiện trên 76 xã.

Đến nay, tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM cho 11 xã, các xã còn lại đều đang trong quá trình lập đồ án và nhiệm vụ quy hoạch, trong đó có 38 xã đã lập đồ án quy hoạch xong. Tổng kinh phí sử dụng cho công tác quy hoạch xây dựng NTM của tỉnh Long An trong 2 năm 2010 và 2011 là hơn 17.390 tỷ đồng (đơn giá qui hoạch bằng 40% so với đơn giá quy định). Việc triển khai quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn về vốn do số lượng xã trên địa bàn tỉnh là khá nhiều; kết quả cụ thể như sau:

Về hệ thống điện: Đến nay, toàn tỉnh có 5.465 trạm biến áp với tổng công suất 377.630KVA. Số km đường dây trung thế là 3.493 km; số km đường dây hạ thế là 2.425 km. Tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh đạt 98,3% trong đó khu vực nông thôn đạt 97,96%. Tuy nhiên, số hộ được gắn điện kế chính chỉ đạt tỷ lệ 48,94%, số hộ còn lại sử dụng qua điện kế cụm. Còn hơn 6.000 hộ chưa có điện và toàn tỉnh còn 66 xã (40%) có tỷ lệ hộ sử dụng điện chưa đạt theo xã NTM(98%).

Về hệ thống đường giao thông nông thôn: Đã có 165/166 xã đầu tư nâng cấp, mở rộng đường giao thông và đảm bảo ô tô đến trung tâm xã, chỉ còn xã Vĩnh Bửu thuộc huyện Tân Hưng chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Đường trục xã, liên xã có tổng số là 2.812 km đường, trong đó có 452 km đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về giao thông (chiếm 16%), 2.360 km chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (chiếm 83,92%). Đối với đường xóm ấp có 1.298 km là đường cấp phối sỏi đỏ (chiếm 46%) còn lại là đường đất. Trong các tiêu chí xây dựng NTM của Trung ương thì quy đinh tiêu chí giao thông đối với xã NTM nhìn chung ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh Long An nói riêng khó có thể đạt được theo quy định. Cụ thể, toàn tỉnh chỉ 5/166 xã (chiếm 3%) đạt tiêu chí giao thông đúng theo quy định của Trung ương là xã Bình Tâm thành thuộc phố Tân An, xã Bình Quới và Dương Xuân Hội thuộc huyện Châu Thành và xã Bình Lãng, Đức Tân thuộc huyện Tân Trụ.

Về công tác thủy lợi: Nhìn chung toàn tỉnh đã xây dựng được 17 kênh chính, với tổng chiều 494.525 m, đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu cho khoảng 144.408 ha đất sản xuất nông nghiệp; Có 1.320 công trình kênh rạch cấp 1 với tổng chiều dài 4256311m, phục vụ tưới tiêu tốt cho 439.215 ha; với hệ thống kênh rạch cấp 2 thì có 1.493 công trình được nâng cấp, hoàn thiện với tổng chiều dài là 3.178.718m, đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu cho 199.388 ha; 492 công trình kênh, rạch cấp 3 với tổng chiều dài là 742.230 m, đảm bảo cho 41.540 ha được cung cấp nước tưới tiêu.

Đối với các công trình đê bao: Tỉnh đã xây dựng được 360 công trình đê bao, bờ bao, bờ kênh với tổng chiều dài 1.417.129 m, đảm bảo tưới tiêu cho 52.859 ha, trong đó, tỉnh trực tiếp quản lý 16 công trình, huyện quản lý 344 công trình. Có 385 công trình là đê bao lửng, sử dụng để bảo vệ 59.527 ha đất sản xuất hàng năm; Có 788 cống ngăn và tháo nước, tỉnh quản lý trực tiếp 171 cống, huyện quản lý 458 cống và 6 trạm bơm điện do UBND các huyện quản lý.

Đến nay, đã có trên 90% diện tích lúa được đảm bảo đủ nước tưới tiêu. Với kết quả về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ thống thủy lợi của tỉnh đã góp phần tác động tích cực mở rộng diện tích đất canh tác, tăng năng suất lúa. Theo thống kê năm 2011 sản lượng lúa của tỉnh Long An đạt gần 2,6 triệu tấn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm