| Hotline: 0983.970.780

Khi chồng "tay hòm chìa khóa"

Thứ Năm 02/02/2012 , 09:49 (GMT+7)

Thông thường trong gia đình, người vợ là "tay hòm chìa khoá", là "công ty nhập khẩu chứ không ưa xuất khẩu". Thế nhưng, cuối tháng, các ông vẫn gương mẫu đem tiền về đưa cho vợ, kèm theo một... nụ cười sáng long lanh. Chỉ có một gia đình "đặc biệt" mà vị trí của người chồng thay đổi, nghĩa là vừa làm thủ trưởng vừa kiêm luôn thủ quỹ.

Chuyện đó gây sốc với Mai trong những ngày đầu tiên về làm vợ Tuấn. Tuấn và Mai mở một phòng mạch tư nho nhỏ vì hai vợ chồng cùng học chung ngành y. Mỗi ngày, bệnh nhân đến khám và mua thuốc khá đông, Mai mừng lắm. Chồng khám, ra toa, vợ chích thuốc, gói thuốc, bận rộn mà hạnh phúc. Nhưng cuối buổi, Mai hỏi: "Hôm nay mình thu được bao nhiêu hả anh?", thì Tuấn lừng khừng: "Thôi em đừng bận tâm, việc nhà để anh lo".

Mai nói: "Em chỉ muốn biết để xem mình tích luỹ bao lâu sẽ sắm được những món đồ mình ao ước. Anh nói cho em mừng đi mà". Tuấn vẫn lắc đầu: "Em lo đọc sách đi, nghĩ ngợi làm chi cho mệt". Thế là Tuấn ung dung giữ hết tiền lương của hai đứa lẫn làm thêm từ phòng mạch.

Mai dù học ngành y nhưng vốn mê văn chương, nên cô "lãng mạn" nghĩ rằng mấy cái chuyện tiền bạc làm vẩn đục tình yêu son trẻ, thôi thì ai giữ tiền cũng được, anh cần cù giỏi giang cứ để anh giữ. Nhưng rồi lâu ngày Mai thấy "tự ái" khi Tuấn "kín kẽ" tới mức cái chìa khoá tủ Tuấn cũng không cho cô nhìn thấy, và thậm chí Tuấn để tiền trong tủ nào Mai cũng không được biết.

Đôi lần, mấy chị chủ họ hụi tới góp, Mai ngẩn người ra vì chẳng biết Tuấn chơi dây họ hụi nào, chơi bao nhiêu, khiến mấy chị trố mắt ngạc nhiên, chắc nghĩ rằng cô vợ này chẳng thèm quan tâm gì đến chuyện gia đình. Và bực nhất là những nhu cầu sinh hoạt nho nhỏ của Mai đều bị động do phải chờ Tuấn đưa tiền. Có lần Mai đang nấu cơm, sờ tới chai nước tương, nước mắm thì hết sạch, phải chạy vào trạm xá gần đó tìm Tuấn mới có tiền ra chợ mà mua. Còn ăn điểm tâm buổi sáng hay đi gội đầu, làm móng, mua bánh kẹo, mua kẹp tóc, thậm chí mua đồ lót cũng phải chờ Tuấn chi tiền...

Quá mức chịu đựng, Mai lại kiên nhẫn thủ thỉ: "Anh giữ tiền cũng được, nhưng nên đưa cho em một khoản nhất định nào đó trong tuần để em mua mấy thứ lặt vặt". Tuấn vẫn một mực: "Có sao đâu. Anh chẳng muốn em lo lắng". Mai không thể nhịn nổi: "Có chồng có con thì phải lo, đó là chuyện bình thường, người phụ nữ nào chẳng vậy. Chỉ có phụ nữ không hề biết gì về ngân sách gia đình như em mới là bất bình thường". Tuấn vẫn kiên quyết không thay đổi. Và Mai thuyết phục thêm ba lần nữa thì cô hoàn toàn bỏ cuộc.

Từ đó Mai hết hứng thú với những hoạt động trong nhà chồng. Cô có cảm giác căn nhà này không phải là nơi để cô ra sức vun đắp như ngày nào ấp ủ ước mơ. Cô thấy mình như kẻ ngoài cuộc, thậm chí còn tệ hơn người giúp việc, vì người giúp việc còn có quyền giữ đồng lương của chính họ, còn được tự do đi ăn chè, ăn cháo, đằng này cô không có một xu dính túi.

Mai chợt nghĩ, nếu rủi ro sau này Tuấn có vợ bé thì chắc chắn Mai không có một chút gì phòng thân, chỉ có hai bàn tay trắng. Yêu nhau thì yêu, nhưng ai biết được tương lai. Thêm một vài mâu thuẫn khác, thế là Mai quyết định ra đi. Giờ cô đã tự mình mua sắm nhà cửa, trang thiết bị trong gia đình, đầy đủ cho hai mẹ con, chỉ với hai bàn tay cần cù làm việc và đầu óc quán xuyến chặt chẽ. Nghĩ tới những ngày phải ngồi chờ để có tiền ăn điểm tâm, Mai rùng mình.

Chị Hồng cũng có một ông chồng tương tự. Anh Đạt chồng chị là thầy giáo, tưởng dễ tính, ai ngờ cũng "tay hòm chìa khoá" kinh khủng. Có lần bạn đến chơi nhà, thấy chị đang làm cá, hỏi chị cá quả dạo này giá bao nhiêu, chị nói không biết. Hoá ra, hôm nào anh Đạt cũng đi chợ mua về, chị có đi đâu mà biết. Hỏi chị gạo bao nhiêu một kg, chị cũng lắc đầu, vì anh cũng đong gạo luôn. Chị lủi thủi trong nhà, cơm nước xong lên võng dỗ con ngủ khò. Anh Đạt còn nói: "Nhà anh vụng lắm, không biết gì hết ngoài thằng con". Thử hỏi chị còn biết làm cái gì được khi anh đã làm hết chức năng… phụ nữ của chị.

Các ông vẫn có thể nắm giữ ngân sách gia đình, nhưng đừng quá chi li đến mức vụn vặt như thế. Trong nhà chỉ cần một người phụ nữ thôi cũng đủ, nếu ông chồng biến thành "phụ nữ" luôn thì hỏng. Và kinh nghiệm khi quan sát những ông chồng như thế, thấy rằng các ông chồng chẳng làm được sự nghiệp gì lớn cả, bởi cứ loanh quanh tính toán những chuyện bé tí ti của người vợ. Ngược lại, phụ nữ dù có chi li tới đâu họ vẫn làm được sự nghiệp. Ấy bởi tạo hoá đã cơ cấu như thế rồi, thật lạ. Vậy xin hãy thuận chiều tạo hoá đi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm