| Hotline: 0983.970.780

Khi nào nên dạy con biết nhường nhịn & tranh giành?

Thứ Bảy 13/05/2017 , 08:40 (GMT+7)

Nếu chỉ vì để được khen hay trốn tránh mà giả vờ nhường nhịn, không có được niềm vui chia sẻ thật sự, thì tâm lý trẻ có thể sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực trong các mối quan hệ.

Vợ chồng anh Khanh chị Mỹ có một con gái. Khi cùng chơi đùa với mấy đứa trẻ hàng xóm, con bé thường hay tranh giành với bọn trẻ từng món đồ chơi, con búp bê, nhưng khi chơi với bạn bè cùng lớp, nó chỉ biết nhượng bộ trước bạn bè mà không bao giờ dám có phản ứng gì cả.
 

Ranh giới của nhường nhịn và tranh giành

Theo các chuyên gia tâm lý học thì quá trình chia sẻ lẫn nhau với thái độ đúng đắn lành mạnh của trẻ con không chỉ là nhường nhịn hay chiếm hữu. Bởi vì chính xác của nhường nhịn và tranh giành gồm có ba đặc trưng: biết tôn trọng quyền của bản thân, hiểu được nhu cầu của đối phương và tìm được phương án giải quyết để đạt được sự thỏa hiệp hài hòa, bình đẳng.

08-31-32_trng-12-2_1
Ảnh mang tính minh họa

Tranh giành giữa trẻ với những người bạn ở đây là giữ cho nguyện vọng của bản thân được sự tôn trọng từ đối phương. Sau đó, trẻ cũng biết cảm nhận được tâm trạng của đối phương, sẵn sàng cho đi một sự thỏa hiệp nhất định, nhường nhịn một chút lợi ích cá nhân của mình, để đôi bên đạt được sự hài lòng tương đối.

Quá trình nhường nhịn và tranh giành này đều xuất phát từ nội tâm ở các trẻ. Nếu chỉ vì để được khen hay trốn tránh mà giả vờ nhường nhịn, không có được niềm vui chia sẻ thật sự, thì tâm lý trẻ có thể sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực trong các mối quan hệ.
 

Cha mẹ cần dạy con như thế nào?

Trước tiên, bạn cần cho trẻ bộc lộ và biểu đạt cảm nhận từ nội tâm. Khi tâm tư và hệ thống cảm giác của trẻ chưa thật sự trưởng thành, không có kinh nghiệm nào quí giá hơn là để trẻ được trải nghiệm cảm giác nội tại và nói ra tình cảm thật sự của trẻ. Lúc này, điều cha mẹ cần làm là cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài.

Trong quá trình giao lưu đó, hãy để trẻ thể hiện cảm nhận thực sự của mình. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự trưởng thành về tâm lý của trẻ. Chẳng hạn như, khi trẻ xảy ra tranh chấp với bạn, hãy khoan bảo trẻ mà hãy quan sát xem trẻ tự xử lý thế nào. Qua đó, cha mẹ có thể nắm bắt được cá tính, nội tâm, nguyện vọng và cả những hoài nghi của trẻ. Hãy nhớ rằng, khi tranh giành đồ chơi với bạn thì bản thân những món đồ chơi đó thật ra không quan trọng. Điều trẻ cần chính là được biểu đạt nội tâm của trẻ trước người khác.

Việc thứ hai cần dạy trẻ là thúc đẩy trẻ suy nghĩ, phán đoán xem có nên nhường nhịn hay không. Khi có mặt trong các cuộc vui chơi của trẻ, nếu xảy ra tình huống tranh giành, bạn có thể cùng thảo luận với trẻ xem việc này có nên nhường nhịn hay không và tại sao cần làm như vậy? Nếu không nên thì tại sao? Lúc trao đổi, cố gắng dẫn dắt trẻ nhìn nhận đúng sự việc và xây dựng được tiêu chuẩn về đúng - sai, hợp lý - vô lý.

Tư duy của trẻ vẫn nằm ở mức độ xem mình là nhân vật trung tâm, ít khi quan tâm đến cảm nhận và nhu cầu của người khác. Lúc này, nếu người lớn dùng áp lực tại ngoại ép trẻ nhường nhịn, rất có thể sẽ đi ngược lại với nguyện vọng của trẻ. Nếu điều này thường xuyên diễn ra, sẽ khiến trẻ không còn dám biểu đạt cảm xúc của mình, thậm chí còn để lại bóng đen trong tâm hồn trẻ.

Sau này khi lớn lên, trẻ dễ rơi vào trạng thái khép kín, sợ sệt, không dám bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ dần thể nghiệm được tính tất yếu trong việc chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các mối liên hệ với nhau. Có thể thông qua những câu chuyện kể hoặc từ những lần giải quyết mâu thuẫn thực tế, để dẫn dắt trẻ biết nhường nhịn và biết tranh giành một cách chính đáng.

Điều tiếp theo là khích lệ trẻ xây dựng những qui tắc từ trong hoàn cảnh nhất định. Giữa các trẻ cần có sự bình đẳng với nhau, nên cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tìm ra cho mình những qui tắc đúng đắn ngay trong những trò chơi hay trong môi trường giao tiếp. Những thói quen tốt này nếu được rèn ngay từ những lần vui chơi với bạn bè cùng trang lứa, sẽ trở thành những qui tắc sống chuẩn mực cho trẻ sau này. Đồng thời, hãy dạy trẻ gặp chuyện gì cũng biết thương lượng, thỏa hiệp trước khi áp đặt. Bởi vì trẻ con chơi với nhau khó tránh khỏi những tranh chấp, điều then chốt là dạy trẻ làm sao giải quyết thỏa đáng.

Trước hết, cần giáo dục trẻ biết thương lượng với đối phương, bởi vì kiểu giải quyết mang tính công bằng và thỏa hiệp này sẽ giúp trẻ học được cách kiềm chế thái độ, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ với người khác, nhằm tránh việc tranh giành vì lợi ích cá nhân mà xảy ra mâu thuẫn lớn.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm