| Hotline: 0983.970.780

Khi nhà có trẻ tự kỉ

Thứ Năm 09/02/2012 , 10:30 (GMT+7)

Hiện nay, trẻ bị tự kỉ không còn là cái gì quá mới lạ và mang tính hiếm hoi như ngày xưa, sau mỗi năm số lượng trẻ bị tự kỉ lại tăng lên một cách nhanh chóng, chính vì thế các trung tâm dạy trẻ tự kỉ mọc lên khá nhanh âu cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng đối với những gia đình không may có con cháu mắc phải hội chứng này thì có thể nói là muôn hình muôn vẻ của sự khó khăn.

Có một thời gian dài người ta thường nói bệnh tự kỉ là “bệnh của con nhà giàu” bởi cái suy nghĩ kiểu như chỉ những gia đình mà bố mẹ quá bận rộn trong việc kiếm tiền, lơ là con cái để bé ít tiếp xúc với bên ngoài mới xảy ra tình trạng đấy. Nhưng đấy là cách ví von bởi nếu gia đình có con bị mắc hội chứng này thì cần xác định trước là phải tốn rất nhiều tiền.

Ở Hà Nội có khoảng 11 trung tâm chuyên nhận dạy trẻ tự kỉ nhưng tất cả đều của tư nhân và giá cả thì cũng muôn hình vạn trạng. Lấy một ví dụ nho nhỏ, nếu bạn có con cái theo học ở các trung tâm này thì mỗi tháng phải bỏ ra nguyên 2 triệu tiền học phí, 700 nghìn tiền ăn. Về nhà bạn lại phải bỏ tiền thuê cô giáo về phụ đạo thêm cho cháu mới mức trung bình là 100 nghìn cho một ca một tiếng đồng hồ, còn chưa kể đến các ngày lễ tết cũng phải chi ra một khoản kha khá cho giáo viên của con vì “hầu như bây giờ ai cũng làm thế” như lời một phụ huynh có con bị tự kỉ.

Nhưng đấy vẫn chưa đủ, mỗi một giai đoạn học tập của con các bậc phụ huynh phải sắm về nhà khối thứ đồ chơi, bình thường thì cũng là tranh ảnh, rồi đến các trò chơi trí tuệ,...có nhà còn chịu khó đầu tư cả một chiếc piano đắt tiền để con mình có thể tiếp thu tốt nhất.

Nhưng đấy là đối với gia đình may mắn có nơi có chốn cho con học, mất tiền mà được việc thì cũng còn có động lực mà tiếp tục, còn với nhiều gia đình khác đặc biệt là ở những nơi chưa xuất hiện trung tâm dạy trẻ tự kỉ thì có tiền cũng khó vì chả biết chạy chữa cho con ở đâu.

Có nhiều trường hợp vì con cái bị tự kỉ, nơi sinh sống lại không có trung tâm dạy trẻ tự kỉ nên chấp nhận để vợ bỏ việc đưa con ra Hà Nội rồi thuê lấy một căn phòng nhỏ ngày ngày đưa con tới lớp, tiền đã làm không ra lại tốn bao nhiêu để chạy chữa cho con, kinh tế gia đình vì thế cứ dần đi xuống. Có chị tâm sự: “Nhiều lúc muốn bế con về nhà lắm rồi, ở đây thiếu thốn đủ thứ cứ bước chân ra khỏi nhà là lại tiền, mỗi lần điện về nhà là y như rằng chồng lặng người đi vì không biết lấy gì gửi cho tôi. Nhưng nghĩ thương con cái lại cố vay mượn nhắm mắt mà đi tiếp”.

Hay như chị Trần Thị Tám (Hải Phòng), cả hai vợ chồng đều làm công nhân, lúc ít việc thì không kiếm được tiền cho con đi học, lúc nhiều việc thì lại không có thời gian đưa đón con đến trung tâm cách nhà gần 20 cây số, cực chẳng đã đành phải nhờ tới ông nội đã gần 70 tuổi đưa cháu đi học, ngày nắng thì còn đỡ, gặp ngày mưa hay rét buốt thì khổ cả cháu lẫn ông nhưng vì tương lai con cháu đành cố cắn răng mà chấp nhận.

Rồi có chị nhà thì ở Hòa Bình may mắn có người quen làm giáo viên dạy trẻ tự kỉ ở Hà Nội nên gửi con luôn ở đấy, hàng tháng ngoài tiền học phí, tiền ăn chị phải gửi thêm tiền nhà cho cháu cộng thêm một khoản không nhỏ cho cô vì tính ra cô phụ đạo cả ngày cho con mình, cuối tháng tính đi tính lại nguyên tiền cho con ăn học đi đứt một tháng lương của chị.

Thành thật mà nói, gia đình mà có con bị tự kỉ không khí lúc nào cũng nặng nề và sốt ruột, lúc mới biết thì hầu như gia đình rơi vào cảnh im ắng đầy tiếng thở dài và cả nước mắt. Rồi chuyện tiền bạc cũng đủ khiến bất kì ai phải cáu gắt, đặc biệt trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Người viết bài này đã từng nghe được tâm sự của một chị đang làm giảng viên tại một trường Cao đẳng: “Thú thật, tôi và chồng tôi đều là những người có địa vị mà không hiểu sao lại sinh ra một đứa con như vậy. Nhiều đêm nằm nghĩ mà chảy nước mắt vì thương con cũng như thương bản thân mình”.

Nhiều gia đình có con bị tự kỉ còn giấu hàng xóm xung quanh vì sợ bị dị nghị. Đưa con đi học về muộn thì giấu diếm quanh co là cho cháu đi chơi, thứ 7 nhà trẻ nghỉ mà con mình vẫn đi học (các trung tâm dạy trẻ tự kỉ hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7) thì lại lấp liếm đủ kiểu. Tâm lí ức chế, cơ thể mệt mỏi nên luôn khiến con người trở nên dễ bực bội.

Đây chỉ là vài ví dụ nho nhỏ cho thấy sự khó khăn của những gia đình không may có con mắc phải hội chứng tự kỉ, còn thực tế thì sự khó khăn ấy còn cao hơn rất nhiều. Nhưng dù khó dù khổ đến đâu vẫn chẳng phụ huynh nào bỏ con mà ngày một cố gắng hơn mà thôi... 

Trường hợp chị Trần Thị Tám chúng tôi đã nhắc tới ở trên, vì con chị bị tăng động nên khi về nhà chị luôn phải bắt cháu làm nhiều việc vặt để tạo cho bé sự tập trung, nhiều lúc con không nghe lời cứ khóc giống lên, thậm chí là gào hét, ông bà nội nhìn cảnh ấy thương cháu rồi quay sang mắng chị: “Sao dạy con học mà cứ để nó gào lên như thế, không thương nó à” rồi lại “Uốn nắn thì phải từ từ, cứ phải ép nó là được ngay đâu” mà không hiểu là nếu trẻ bị tự kỷ chạy chữa sớm ngày nào thì hy vọng thêm chút đó.

Những lúc ấy chị Tám chỉ muốn ứa nước mắt khi gia đình không hiểu cho mình, rồi cũng vì thế mà vợ chồng cãi cọ rồi con cái bố mẹ xích mích khiến gia đình bất ổn.

Rồi cả chuyện trông con, trẻ tự kỉ đặc biệt là những trẻ bị tăng động rất hay làm những hành động nguy hiểm thế nên bố mẹ luôn phải để mắt đến, xểnh ra một chút là nó đã trèo tót lên cây cao hoặc cứ chạy quanh nhà ầm ầm thấy cái gì cũng lao đầu vào. Đã có trường hợp, bố vừa mua được cái tivi màn hình phẳng đắt tiền mang về chưa kịp treo lên cao thì cậu con trai bị tự kỉ đã lao đầu vào đổ vật ra, vợ chồng quay sang trách nhau, chồng trách vợ không thèm trông con, vợ lại mắng chồng biết con như vậy sao không treo tivi lên cao thành ra ầm ĩ cả nhà cửa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm