| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 06/02/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 06/02/2017

Khi 'quan' gần dân thì không việc gì là không làm được!

Tết Đinh Dậu này, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có một việc làm rất ý nghĩa, đó là: Mở cổng trụ sở UBND để người dân tự do vào tham quan.

Phía sau khuôn viên của trụ sở có những công trình kiến trúc mang phong cảnh làng quê như nhà tranh, vườn hoa, ao cá... Lãnh đạo tỉnh có mặt trong suốt những ngày đó để gặp gỡ, trò truyện, chụp ảnh cùng người dân. Những ai muốn góp ý về những công việc của tỉnh, kể cả những công việc ở tầm vỹ mô, đều được lãnh đạo tỉnh lắng nghe, trao đổi và chia sẻ...

Việc làm trên đã được dư luận hết sức tán thưởng.

Chế độ quan lại đã có từ cả nghìn năm nay ở Việt Nam. Đặc điểm của giới quan lại là hách dịch, khinh dân, coi dân là tầng lớp bị trị, là con cái (vì thế mới có câu “quan, giả dân chi phụ mẫu” - nghĩa là quan là cha mẹ của dân) thậm chí quan lại còn coi mình là người chăn dắt dân, chẳng thế mà người đứng đầu các châu huyện ngày xưa được gọi là châu mục (mục, nghĩa là chăn dắt). Chính chế độ đó đã khiến cho “cửa quan một bước sâu như biển”, người dân biến thành cỏ rác (thảo dân), thành phận “con sâu cái kiến” trước quan lại.

Chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta không có quan lại, chỉ có cán bộ, với phương châm “cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, chế độ ta với bộ khung cán bộ, là “của dân, do dân, vì dân”, người dân có quyền tham gia quản lý xã hội theo phương thức “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Nhưng cùng với thời gian, đội ngũ cán bộ của ta đang dần dần bị “quan lại hóa”. Và một khi đội ngũ cán bộ càng bị “quan lại hóa” thì đương nhiên, người dân càng bị tước đoạt quyền dân chủ, càng trở lại gần với tầng lớp “bị trị” ngày xưa. Điều đó khiến cho việc người dân bị thiệt thòi, bị áp bức, bị oan ức... muốn gặp mặt lãnh đạo các cấp để phản ánh, trở nên khó khăn hơn cả lên trời. Và người dân cứ “bỗng nhiên” phải hứng chịu những chính sách, những quy định vô cùng xa lạ với cuộc sống, từ trong những căn phòng máy lạnh dội xuống...

Chính vì thế, việc làm trên của UBND tỉnh Đồng Tháp lại càng trở nên có ý nghĩa, nó đã khiến cho người dân với lãnh đạo trở nên gần gũi, chan hòa với nhau hơn. Cũng như trước đó, từ ý tưởng của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương, một “quán cà phê doanh nhân - doanh nghiệp” đã được mở trong khuôn viên của trụ sở UBND tỉnh. Hàng sáng, các doanh nhân được đến đó, được lãnh đạo tỉnh mời cà phê và được nêu tất cả những ý kiến của mình, kể cả thắc mắc và “tố khổ” trong quá trình sản xuất kinh doanh. Rất nhiều nút thắt, vướng mắc... đã được khơi thông trong những buổi cà phê này. Câu chuyện đã đến tai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Và chính Thủ tướng đã hai lần nhắc, đề nghị các tỉnh học tập mô hình này.

Khi cán bộ và dân gần gũi, chan hòa với nhau, thì không việc gì là không làm được.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm