| Hotline: 0983.970.780

Khi Thứ trưởng nhận khuyết điểm

Thứ Sáu 04/04/2014 , 10:17 (GMT+7)

Hóa ra, ĐBSCL chưa có sản phẩm du lịch đặc thù. Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ Anh Tuấn chủ trì hội nghị đã nói, đây là “nỗi nhục” và ông “xin nhận khuyết điểm”.

Hóa ra, ĐBSCL chưa có sản phẩm du lịch đặc thù. Sau bao năm hồ hởi với những con số phát triển, thực trạng du lịch ở vùng đất có tiềm năng lớn với tính đặc thù cao đã được vạch ra ở cuộc họp bàn về sản phẩm du lịch, do Bộ VHTT&DL tổ chức tại Cần Thơ mới đây. Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ Anh Tuấn chủ trì hội nghị đã nói, đây là “nỗi nhục” và ông “xin nhận khuyết điểm”.

Nhiều đại biểu dự họp cũng thẳng thắn, lâu nay lầm lẫn giữa tiềm năng và sản phẩm du lịch. ĐBSCL giàu tiềm năng du lịch sinh thái đất ngập nước, sông nước miệt vườn, văn hóa - lịch sử và được ca ngợi, được nhiều người muốn chiêm ngưỡng - hưởng thụ.

Các địa phương đóng tàu thuyền đón khách, xây nhà cho khách nghỉ, tổ chức bộ máy, ra nghị quyết phát triển và ngỡ rằng đã có sản phẩm du lịch; tìm các cách thu tiền của du khách và ngỡ rằng đó là ngành công nghiệp không khói. Nhưng đó, Tổng cục Du lịch nhận xét “mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có”, chưa phải sản phẩm du lịch đặc thù.

Một sản phẩm du lịch đặc thù, bên cạnh tài nguyên còn cần cơ sở hạ tầng, tổ chức dịch vụ và quản lý điểm đến chuyên nghiệp để du khách an tâm. Ở ĐBSCL hiện nay, ba điều kiện sau đều thiếu hoặc yếu. Một điểm đến cần sự khác biệt, nhiều điểm đến như thế liên kết lại mới tạo ra sản phẩm du lịch địa phương hoặc cả vùng.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, trước nay ĐBSCL mới có liên kết trong ý chí chính trị, còn thiếu liên kết kinh tế nên liên kết không có sức sống. Nguyên nhân chính lại do lao động thiếu chuyên nghiệp, cả quan chức quản lý du lịch nhiều người cũng thừa nhận “do phân công chứ không am hiểu du lịch”.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn yêu cầu, không bàn chung chung nữa và ông giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đến ngày 30/6/2014, hoàn thành đề án sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL. Thứ trưởng Tuấn nói: “Nghiên cứu nhiều rồi, đi thực tế rồi, kế thừa đó để làm nhanh”. Đồng thời, Thứ trưởng Tuấn cũng giao cho Tổng cục Du lịch nghiên cứu mô hình ban điều phối phát triển du lịch ĐBSCL, làm “nhạc trưởng” thực hiện đề án sản phẩm du lịch đặc thù để “có chuyển biến từ năm 2014”.

Hội thảo chỉ ra được những việc làm cụ thể là điều mới mẻ. Hy vọng sẽ có thay đổi từ cơ quan quản lý và nghiên cứu. Chẳng hạn từ Tổng cục Du lịch, báo cáo tại cuộc hội thảo nhưng thống kê số cơ sở lưu trú ở ĐBSCL lại chỉ đến “hết năm 2012”. Tổng cục Du lịch cho rằng, ĐBSCL mới có khách sạn 4 sao, còn khách sạn 5 sao “đang trong giai đoạn triển khai”; trong lúc UBND TP Cần Thơ cho biết, riêng thành phố này đã có “một khách sạn 5 sao”.

Lạc hậu hơn nữa là báo cáo của Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch), toàn con số thống kê từ năm 2012 trở về trước. Tham luận về đào tạo nhân lực du lịch của nguyên Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTT&DL) cũng lạc hậu như thế nhưng thêm dự báo cho giai đoạn 2015-2020 và 2015-2030. Không có số liệu của năm 2013 và 1014.

Vượt qua tư duy nghiệp dư, chủ quan, lạc hậu để đưa du lịch ĐBSCL phát triển là thách thức lớn nhất hiện nay.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất