| Hotline: 0983.970.780

Khi vợ làm sếp

Thứ Ba 08/06/2010 , 10:30 (GMT+7)

Anh Xuân là luật sư giỏi, có vợ là Thu - tiến sĩ kinh tế, rất thạo tiếng Nhật, làm cho một Cty của Nhật ở Hà Nội, lương gấp đôi của chồng mặc dù anh Xuân cũng mỗi tháng thu nhập không dưới 10 triệu đồng.

Chưa hài lòng với mức lương này, chị Thu học thêm một khóa tại chức về quản trị kinh doanh để chuyển được sang một Cty khác của Pháp với vị trí cao hơn. Chị còn tranh thủ nhận làm phiên dịch tiếng Nhật theo giờ mỗi khi có thời gian. Thu nhập mỗi tháng của chị đã gần gấp bốn lần lương của anh. Có nhiều tiền, chị Thu đã chi tiêu có phần hoang phí cho áo quần, son phấn, nữ trang. Thấy vậy, anh Xuân cũng muốn góp ý nhưng lại thôi vì nghĩ rằng “tiền của cô ấy kiếm được chứ có phải tiền của mình đâu”. Cảm giác ngại ngùng của anh Xuân dần dần biến thành sự buồn chán mỗi khi vợ mình cứ vô tư mua sắm những mặt hàng đắt tiền như ti vi LCD, đầu đĩa DVD, tủ lạnh ba buồng, máy ảnh kỹ thuật số đời mới nhất trong khi các thứ cũ vẫn còn tốt mà không hề trao đổi bàn bạc gì với chồng.

Biết anh Xuân không vui nhưng chị Thu lại nghĩ đơn giản: Mình thì bận tối mắt, anh ấy cũng phải đi suốt ngày còn thời gian đâu mà trao với đổi. Cứ lên mạng xem mẫu mã giá cả, nếu ưng ý chỉ cần một cú phôn là hàng được giao tận nhà. Đỡ mất công sức. Các em ruột của anh Xuân có gặp khó khăn gì, chỉ cần gọi điện cho chị Thu, mọi yêu cầu đều được đáp ứng ngay, rồi sau đó anh Xuân cũng không được biết. Việc này liên tiếp diễn ra cũng làm anh Xuân phật lòng vì thấy mình bị lép vế ngay trước các em. Dần dà, anh thấy ý kiến của mình không còn giá trị tham khảo gì nữa vì lúc này vợ anh đã là trụ cột của gia đình. Mâu thuẫn ngấm ngầm mỗi ngày thêm nặng nề và gần đây vợ chồng họ đã quyết định ly thân để khỏi bị phụ thuộc vào nhau.

Còn trường hợp anh Thuần, nông dân ở Hưng Yên lại khác. Vợ chồng anh hồi trước cùng học phổ thông với nhau một trường. Anh trượt đại học về quê làm ruộng, còn Hảo vợ anh thi đỗ, sau 5 năm học bách khoa đã là kỹ sư được nhận vào làm việc ở Cty sản xuất ô tô, lương tháng hơn 15 triệu. Sau hai năm làm tốt chức trách được giao, vợ anh được đề bạt trưởng phòng thu nhập lại cao hơn. Từ ngày vợ làm sếp, Thuần cảm thấy gia đình không còn là tổ ấm nữa. Được tiếng với làng xóm họ hàng là có vợ làm chức to, lương cao nhưng anh thấy cuộc sống của mình lại xuống cấp chẳng khác gì “phó thường dân”.

Mọi công việc nội trợ như đưa đón con đi học, chợ búa, nấu ăn, giặt giũ anh phải làm hết. Chiều tối vợ có xe con đưa về tận nhà, Hảo chỉ tắm rửa, ăn cơm rồi ngồi trước màn hình máy tính, nếu không lại gọi điện thoại liên tục với nơi này nơi khác trao đổi công việc làm ăn, mặc chồng con muốn làm gì thì làm. Mặc nhiên, anh Thuần trở thành người giúp việc không lương của gia đình. Hảo cũng biết điều đó nhưng không một lời động viên để chồng thông cảm. Chị còn viện lý do là cán bộ, quen biết rộng, giao tiếp nhiều nên cũng ăn diện hơn.

Hảo tự ý mua sắm thay đổi các đồ dùng trong nhà, cho con chuyển trường, chuyển lớp, thuê người dạy thêm mà không trao đổi với chồng nửa lời. Thậm chí để chi tiêu cho cuộc sống trong cảnh giá cả leo thang, anh Thuần cũng phải dè sẻn tính toán rất chi ly trong phạm vi số tiền vợ đưa hàng tháng. Nếu có trót chi tiêu quá đà, anh đành đi vay nóng đâu đó để tháng sau lo bù vào chứ tự ái không muốn bảo vợ đưa thêm.

Mỗi lần phải ngửa tay vay bạn bè, họ lại kêu: “Có vợ làm sếp mà thiếu tiền à?”. Mỗi câu hỏi tuy vô tình như vậy càng làm anh buồn vì thấy mình bị lép vế với vợ nhiều quá. Tình cảm yêu thương vợ phai nhạt dần, ảnh hưởng ngay tới chuyện chăn gối. Thấy chồng lơ là việc đó, tưởng anh bệnh, yếu sinh lý, chị Hảo đã tìm mua cho anh Thuần dùng nhiều loại thuốc bổ dưỡng “ông uống bà khen” nhưng tình hình cũng không khá lên được. Có đêm, động viên mãi, nhưng vừa vào cuộc, anh Thuần đã tuyên bố đầu hàng. Hảo cũng buồn chán hỏi vì sao, Thuần chỉ nhấm nhẳng: “Chẳng sao. Không thích nữa. Vậy thôi”.

Thế mới biết có vợ làm sếp, nhiều tiền thật đấy nhưng chưa chắc đã có hạnh phúc nếu người vợ không khéo cư xử…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm