| Hotline: 0983.970.780

Khiếu kiện của người dân Tân Triều cần sớm giải quyết

Thứ Sáu 25/02/2011 , 10:07 (GMT+7)

Đã hơn 10 năm, người dân vẫn kiên trì gửi đơn đề nghị làm sáng tỏ việc đất 5% của dân biến thành đất công để bán.

Những căn cứ để người dân Tân Triều khiếu kiện

Đã hơn 10 năm nay những người dân ở xã Tân Triều huyện Thanh Trì (Hà Nội) vẫn kiên trì gửi đơn tới các cấp các ngành đề nghị làm sáng tỏ việc đất 5% của dân biến thành đất công của xã để bán cho các dự án.

Theo bà Trịnh Thị Cần, Điều lệ HTX nông nghiệp do NXB Nông thôn ấn hành năm 1969 ghi rõ: “Đất 5% để lại cho xã viên khi vào HTX sản xuất nông nghiệp, nếu chủ ruộng đất ấy không cần dùng nữa thì phải giao lại cho HTX, khi nào cần dùng thì HTX sẽ trả lại”. 

Ở xã Tân Triều suốt những năm 80 của TK XX đất 5% vẫn giao cho các gia đình xã viên. Ngày 27/9/1993, Chính phủ có Nghị định 64 giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Thực hiện Nghị định 64, ngày 2/3/1994 thôn Yên Xá xã Tân Triều giao đất cho nông dân mỗi khẩu được 402 m2 trong đó có 36 m2 đất 5% trồng rau xanh được HTX giao từ năm 1960, thôn Triều Khúc mỗi khẩu được 240m2 trong đó có 24 m2 đất 5% trồng rau xanh. Như vậy việc giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 được thực hiện từ tháng 3/1994, việc giao đất như trên không xảy ra khiếu kiện gì trong diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân được giao gồm có cả diện tích đất 5% được giao trước đây, người dân yên tâm chờ được cấp sổ đỏ.

Sau khi giao đất cho dân theo Nghị định 64, một bất cập được phát hiện chia đất cho dân manh mún, không tạo được động lực sản xuất hàng hóa lớn, vì vậy Chính phủ có chủ trương cho dồn điền đổi thửa để cho dân tiện canh tác. Lúc này UBND TP Hà Nội có quyết định triển khai đợt 2, giao đất nông nghiệp, gồm các xã nằm quy hoạch phát triển đô thị từ năm 2000-2005-2020, trong đó có xã Tân Triều. Theo quy định của Nghị định 64, “giao đất trên cơ sở hiện trạng”. Thế nhưng từ đợt giao đất này, diện tích đất của các gia đình xã viên ở thôn Yên Xá từ 402m2 trước đây, bị rút 82 m2 chỉ còn 320m2, ở thôn Triều Khúc từ 240m2 chỉ còn 170m2, bị rút 70 m2. Trước sự thực trên những người dân cho rằng, họ không chỉ bị rút mất đất 5% trồng rau xanh, mà còn bị mất cả diện tích đất nông nghiệp.

Ví dụ hộ bà Trương Thị Soạn ở thôn Yên Xá, bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 1691 m2 theo 9 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao 1292 theo 5 thửa ruộng, bị rút 319m2 không có lý do. Hộ ông Vũ Văn Bỉnh ở thôn Yên Xá bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 2031 m2 theo 8 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao1600 m2 theo 5 thửa ruộng, bị rút 438m2 không có lý do. Theo bà Trịnh Thị Cần, diện tích đất của nông dân toàn xã được rút trong đợt giao đất theo Nghị định 64 của Tân Triều là 492.216m2

Vậy đất của nông dân bị rút đi thì nằm ở những khoản nào? Nghị định 64 quy định, các xã được để lại 4,98% đất công ích, theo quy định này xã Tân Triều có 9 ha. Ngoài diện tích trên, Tân Triều được để 10,8ha đất quy hoạch xây dựng, 9 ha đất dãn dân, 6,9ha đất không thể giao, tổng số diện tích để lại không giao cho dân lên tới 35,78ha. Cần nói rõ các loại đất nông nghiệp không giao ổn định, không có quy định % cụ thể, đây chính là sơ hở để nhiều xã vùng ven ngoại thành Hà Nội, đều để diện tích này rất lớn, có những nơi tổng diện tích đất không chia cho dân theo Nghị định 64, lên tới 30-40% đất nông nghiêp, xã Tân Triều tổng diện tích đất không chia cho dân lên tới trên 20%.

Đây chính là nguyên nhân khiếu kiện của các hộ dân kéo dài. Những người dân ở xã Tân Triều cho đất 5% của các hộ dân đã được chia cho dân vào diện tích đất chia theo Nghị định 64 năm 1994 đã bị biến mất khi giao đất lần 2 năm 1999 (dồn điền đổi thửa), trở thành diện tích đất nông nghiệp không giao ổn định của xã Tân Triều. Mặt khác 10 năm qua việc sử dụng đất nông nghiệp không giao ổn định của xã này, không được công khai trước dân về hiện trạng sử dụng, cũng như các nguồn kinh phí thu về từ lợi nhuận đất công ích bán cho các dự án.

Theo đơn tố cáo của các công dân Tân Triều thì số diện tích đất rút ra của dân khi chia lại ruộng theo Nghị định 64 lần 2 đã được xã bán cho một số dự án. Ngoài diện tích đất thu của các hộ đang sử dụng còn lại là diện tích đất công của xã mà nguồn gốc từ việc rút bớt ruộng của dân chia theo Nghị định 64 gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho các hộ dân bị mất đất. Đó chính là mấu chốt của khiếu kiện kéo dài của xã Tân Triều hơn 1 thập kỷ qua chưa được giải quyết, giờ đây lòng dân mong đợi các cấp các ngành sớm giải quyết khiếu kiện trên theo tinh thần dân chủ và làm đúng pháp luật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.