| Hotline: 0983.970.780

Khiếu kiện sẽ phức tạp hơn?

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:27 (GMT+7)

Hàng trăm ha đất đã đền bù, GPMB của tỉnh miền núi Bắc Giang đang bỏ hoang, trong khi đó, hàng nghìn hộ dân của các huyện Yên Dũng, Việt Yên thiếu đất sản xuất nông nghiệp.

KCN Vân Trung đang bỏ hoang, nhưng nông dân lại không có đất sản xuất

Hàng trăm ha đất đã đền bù, GPMB của tỉnh miền núi Bắc Giang đang bỏ hoang, trong khi đó, hàng nghìn hộ dân của các huyện Yên Dũng, Việt Yên thiếu đất sản xuất nông nghiệp.

>> Đã có ''hàng rào'' bảo vệ đất lúa

Đây là lý do khiến việc khiếu kiện của người dân nơi đây kéo dài và gây không ít đau đầu cho lãnh đạo tỉnh.

Thu hút đầu tư kiểu “tâm lý bày đàn”

Có thể tạm gọi với cụm từ như vậy khi nói đến công tác thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang. Những năm trước đây, khi thấy một số địa phương ồ ạt thu hồi đất lúa, phát triển công nghiệp, đặc biệt là tỉnh cận kề là Bắc Ninh, thì lãnh đạo Bắc Giang rất “sốt ruột”. Một vị nguyên là lãnh đạo tỉnh này đã từng nói: Với điều kiện thuận lợi như Bắc Giang, không thua Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… là mấy khi so sánh lợi thế địa lý, nguồn nhân lực và cơ chế ưu đãi, thì chẳng có lý do gì mà Bắc Giang lại không thu hút DN đến đầu tư.

Thế là một “trào lưu” thu hồi đất lúa diễn ra chóng vánh. Hàng nghìn ha đất hai lúa ven quốc lộ 1A bị thu hồi để làm công nghiệp. Mở đầu là KCN Đình Trám với diện tích gần 100 ha. Chưa thỏa mãn, mấy năm sau, Bắc Giang lại “được đà lấn tới” khi thu hồi tiếp hơn 400 ha đất của KCN Quang Châu, 425 ha đất lúa của KCN Vân Trung, đấy là chưa kể đến các khu, cụm CN khác như Song Khê – Nội Hoàng, KCN Việt – Hàn…

Nhưng thực tế không diễn ra theo tính toán của lãnh đạo tỉnh. Trong một báo cáo giám sát mới đây nhất, tháng 10/2010, Đoàn giám sát ĐBQH – HĐND tỉnh đã khẳng định là, UBND tỉnh đã không kiểm soát được tiến độ đầu tư hạ tầng. Hàng trăm ha đất đã GPMB bị DN bỏ hoang, không triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Cụ thể là KCN Quang Châu được thành lập năm 2006, diện tích 426 ha. Đến nay, chủ đầu tư mới san lấp được 92 ha. Có 7 dự án đầu tư vào KCN này chỉ với diện tích gần 44 ha thì 3 DN đã đi vào hoạt động, 1 DN đang xây dựng và có tới 3 DN chưa có động tĩnh gì. KCN Vân Trung còn “thảm” hơn. Tiếng là đã GPMB, chờ nhà đầu tư nhưng với tổng diện tích được duyệt là 425 ha, chủ đầu tư mới san lấp được 144 ha, và hiện vẫn chưa có kế hoạch triển khai tiếp.

Trong khi các KCN chưa được “lấp đầy” thì UBND tỉnh lại tiếp tục chấp thuận cho đầu tư một số dự án và đồng loạt thu hồi số lượng lớn đất lúa. Đoàn giám sát do ông Ngô Trọng Vịnh, PCT HĐND tỉnh là trưởng đoàn, đã kết luận rằng, hiệu quả đầu tư thấp, trong khi tỉnh bỏ ra hàng nghìn ha đất nông nghiệp, nhiều tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ GPMB và đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN thì kết quả thu hút đầu tư lại cực kỳ hạn chế.

 Thu ngân sách từ khu vực kinh tế này của tỉnh, tính từ năm 2006 đến nay, mới chỉ đạt… 15 tỷ đồng. “Hiệu quả thấp như vậy, xem ra kém xa so với trồng lúa. Trong khi đất sản xuất thì không còn, nông dân gặp khó khăn, họ khiếu kiện cũng không có gì khó hiểu”, một vị lãnh đạo HĐND tỉnh nói.

Nỗi lo của ông Phó Chủ tịch huyện

Cách đây không lâu, NNVN đã phản ánh tình trạng khiếu kiện kéo dài của nông dân xã Quảng Minh, huyện Việt Yên xung quanh công tác GPMB, bồi thường đất lúa. Người dân xã này cho rằng, giá đền bù cho tư liệu sản xuất nông nghiệp của họ quá thấp, mỗi mét vuông đất lúa có giá tương đương với… 1 bát phở.

Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang), ông Vũ Trí Đồng cho biết, đất lúa của tỉnh Bắc Giang ngày càng bị thu hẹp, nhiều chân đất hai lúa nằm ngay sát quốc lộ 1A đã biến thành KCN, cụm CN. Như vậy, rõ ràng, việc lấy đi tư liệu sản xuất của nông dân đã khiến họ “nổi giận” và tiến hành khiếu kiện kéo dài. Theo định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2015, tỉnh Bắc Giang chỉ còn chưa đầy 49.000 ha đất lúa, thấp hơn rất nhiều so với cách đây 5 năm. Đến năm 2030, diện tích trên thu hẹp lại chỉ còn 45.000 ha.

Như vậy, việc dự thảo quản lý đất lúa mà Bộ NN-PTNT đang tổ chức lấy ý kiến các ngành, trong đó nhấn mạnh đến việc đấu giá đất lúa khi chuyển mục đích sử dụng, nếu được đưa vào thực hiện, chắc chắn sẽ là “hàng rào” bảo vệ đất lúa hữu hiệu nhất.

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 5 KCN, tổng diện tích hơn 1.200ha. Ngoài ra, các huyện, TP đã quy hoạch và xây dựng 30 cụm CN lớn nhỏ với tổng diện tích gần 600ha. Tuy nhiên, theo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, diện tích “lấp đầy” của DN mới chỉ đạt 14%, còn lại là bỏ hoang, gây lãng phí đất đai rất lớn.
Cùng quan điểm trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, ông Trần Vũ Thông, hết sức ủng hộ dự thảo. Nhưng ông Thông cũng tỏ ra lo lắng khi nhận định rằng, nếu được Chính phủ thông qua và đưa vào triển khai nghị định trên, chắc chắn việc khiếu kiện sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ông Thông đưa ra một ví dụ: KCN Vân Trung trải dài trên địa bàn hai huyện Việt Yên và Yên Dũng. Đến nay, sở dĩ trong 425 ha, nhà đầu tư mới đổ đất làm hạ tầng được 144 ha là vì dân khiếu kiện, khó GPMB. Trước đây, khi chưa có Nghị định 69 về quản lý đất lúa, giá đền bù đất hai lúa được thực hiện theo đơn giá của tỉnh. Đến khi Nghị định 69 đi vào cuộc sống, thì giá đất lúa “đội” lên. Người được đền bù trước quay ra kiện Nhà nước, vì cùng một thửa đất, tiền đền bù của người sau lại chênh lệch lớn hơn đáng kể. Nay nếu áp dụng “Nghị định đấu giá” này, chắc chắn việc khiếu kiện sẽ còn phức tạp hơn nữa.

Là một lãnh đạo phụ trách mảng đất đai, ông Thông tâm sự rằng, bản thân ông đã mất quá nhiều thời gian cho việc giải quyết khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người. “Việt Yên là huyện có diện tích thu hồi đất lúa để làm công nghiệp lớn nhất cả tỉnh, và các vụ khiếu kiện cũng tỷ lệ thuận với diện tích đất bị thu hồi. Như vậy, đành rằng chủ trương bảo vệ đất lúa là rất hay, nhưng chúng tôi vẫn rất lo. Chính việc liên tục thay đổi các nghị định, đơn giá đền bù là gốc rễ của vấn đề khiếu kiện”, ông Thông nói.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm