| Hotline: 0983.970.780

Khô đỏ lá thông - bệnh hại xuất hiện lần đầu ở Quảng Trị

Thứ Hai 23/08/2010 , 10:47 (GMT+7)

Bệnh xuất hiện trên những lá thông già, ở giữa và dưới tán cây, lá khô vàng từ gốc đến ngọn và hình thành những đốm vàng nâu...

Trong thời gian gần đây, từ tháng 5.2010, một số rừng trồng thông thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông (Quảng Trị) đã xuất hiện bệnh hại ở các tiểu khu 692, 693, 675 và 675B xã Hướng Tân và các vùng tiểu khu xã Tân Thành thuộc rừng trồng thông nhựa dự án 661 và dự án JBIC.

Thông được trồng từ năm 2001-2005. Tổng diện tích bị thiệt hại 1.277,3 ha. Toàn bộ cây trên toàn lâm phần đều bị nhiễm bệnh. Bệnh xuất hiện trên những lá thông già, ở giữa và dưới tán cây, lá khô vàng từ gốc đến ngọn và hình thành những đốm vàng nâu. Căn cứ vào triệu chứng trên, bước đầu chúng tôi xác định lâm phần rừng thông của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông đã bị nhiễm bệnh khô đỏ lá thông. Theo cẩm nang ngành lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2006, bệnh khô đỏ lá thông do loài nấm có tên Dothistroma septospora Morelet gây ra. Bệnh được phát hiện vào ngày 12/5/2005.

Bệnh đang lây lan nhanh do thời điểm này trên địa bàn huyện Hướng Hoá đang vào cuối mùa khô, gió Tây Nam thổi mạnh nên bào tử nấm phát tán nhanh. Mặt khác khu vực này rừng thông trồng tập trung với diện tích lớn, còn non (từ 4-9 tuổi) nên khả năng lây nhiễm rất lớn. Riêng trong thời kỳ ủ bệnh, bằng mắt thường khó phát hiện được.

Bệnh khô đỏ lá thông là một loại bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, chỉ số bệnh cấp 4 (cấp nguy hiểm), bệnh nặng dễ làm chết cây. Đây là loại bệnh xuất hiện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên diện rộng cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Trồng cây đúng lập địa, không trồng những lập địa thoát nước kém, bị úng ngập cục bộ trong mùa mưa. Không trồng cây với mật độ quá dày ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Không trồng thông nhựa, thông Mã vĩ và thông Caribê trên các lập địa khô hạn lượng mưa bình quân thấp dưới 1.200mm/năm.

- Biện pháp kiểm dịch: Đối với những vùng bị nhiễm nặng, có thể chặt toàn bộ cây bị bệnh và tiêu huỷ để tiêu diệt nguồn bệnh. Không thu và hái hạt giống từ những cây mẹ ở vùng có bệnh.

- Tổ chức chăm sóc những cây thông khoẻ mạnh để tăng cường sức chống chịu bệnh.

- Chọn và trồng các xuất xứ có tính chống chịu bệnh cao là một hướng đi cần được quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.

- Trên các đai keo phát triển kém cần trồng bổ sung các loài cây bản địa như: trẩu, sau sau vừa có tính chống chịu bệnh cao, sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện lập địa đồng thời tạo đai xanh phòng cháy rất tốt.

Hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về bệnh khô đỏ lá thông cũng như có giải pháp phòng trừ hữu hiệu. Vì vậy các nhà nghiên cứu, các chuyên gia cần đầu tư nghiên cứu về nấm bệnh, bệnh dịch học nhằm quản lý hiệu quả bệnh dịch, góp phần gây trồng thành công loài cây gỗ có giá trị này.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.