| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì dịch heo tai xanh

Thứ Hai 25/02/2013 , 09:37 (GMT+7)

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, tính đến chiều 24/2, tại 6 huyện trên địa bàn đã có hơn 2.700 con lợn nhiễm dịch tai xanh.

* Gà, vịt cũng chết la liệt!

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, tính đến chiều 24/2, tại các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn, Nông Sơn đã có hơn 2.700 con lợn nhiễm dịch tai xanh trong đó ít nhất 550 con phải tiêu hủy bắt buộc vì mắc bệnh quá nặng.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai tiêm phòng có 136 con lợn khác chết do phản ứng với vacxin.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có cuộc họp khẩn cấp để triển khai những biện pháp cấp bách nhằm khống chế và dập tắt dịch tai xanh trên đàn lợn. Cuộc họp nhận định, nguyên nhân khiến virus gây bệnh tai xanh hoành hành là do phát hiện dịch trễ, để phát tán ra diện rộng rồi mới báo cáo. Hơn nữa, dịch xảy ra trong thời điểm nghỉ Tết nên các địa phương giấu dịch. Đặc biệt, ở nhiều nơi việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch còn quá chậm, lúng túng, chưa triệt để.


Khử độc tại các vùng có dịch lợn tai xanh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang yêu cầu các cấp các ngành cần khẩn trương thực hiện phòng chống dịch tai xanh một cách đồng bộ, quyết liệt, tránh để dịch lây lan trên diện rộng. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 550/QĐ-UBND chính thức công bố dịch tai xanh trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp nói trên, ông Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh, các ngành, địa phương phải xem công tác phòng chống và dập tắt dịch tai xanh là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Để chặn đứng sự phát tán của mầm bệnh, ngoài việc tổ chức phun khử trùng thường xuyên trên diện rộng, phải nghiêm cấm tuyệt đối việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo và các sản phẩm từ heo trên toàn địa bàn tỉnh.

Trong những ngày tới các huyện, thành phố, nhất là 6 địa phương đang có dịch phải nhanh chóng thắt chặt công tác chốt chặn, quản lý địa bàn, kiên quyết xử lý thật mạnh những trường hợp vi phạm lệnh cấm. Khi tiến hành tiêu hủy heo bị mắc bệnh, yêu cầu phải áp dụng triệt để quy trình mà ngành chuyên môn đã hướng dẫn.


Anh Mai Quốc Tuấn đang vệ sinh trại gà sau khi đàn gà bị chết

Chiều 24/2, ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, cũng cho biết: “Tại địa phương mấy ngày qua đã có trên 2 nghìn con gà và vịt chết do nhiễm bệnh cúm A/H5N1”.

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, ngành thú y và chính quyền các địa phương cần phải huy động tối đa nhân lực, phương tiện gấp rút triển khai tiêm 25.000 liều vacxin tai xanh do Sở NN-PTNT vừa chi viện. Để kịp thời ngăn chặn, không để dịch lây lan ra diện rộng, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ 100.000 liều vacxin nhược độc phòng bệnh tai xanh (chủng JXA1-R) và 20.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ heo mà hiện nay tại một số địa phương của Quảng Nam, gà, vịt cũng chết la liệt. Ngày 24/2, ông Đặng Bá Dự - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, Quảng Nam, cho biết: Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện hiện tượng gà chết chưa rõ nguyên nhân, cụ thể hơn 2.000 con gà của anh Nguyễn Văn Vinh và Mai Quốc Tuấn (cùng trú thôn 3, xã Tam Lộc) chết phải tiêu hủy.

Người chăn nuôi nhiều nơi tại Quảng Nam đang hết sức lo lắng cho dịch và vốn liếng để tái phát lại đàn gia cầm. Tam Lộc là xã chăn nuôi gia cầm nhiều nhất huyện Phú Ninh với gần 100 gia trại, trang trại. Hiện cơ quan chức năng đã cho lấy mẫu bệnh phẩm đem đi xét nghiệm xem có phải gà chết do dịch cúm A/H5N1 hay không. UBND huyện Phú Ninh cũng đã giao các ngành chức năng liên quan phun thuốc khử trùng ngăn chặn dịch lây lan sang các xã khác.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất