| Hotline: 0983.970.780

Khổ với triều cường

Thứ Năm 25/09/2014 , 08:25 (GMT+7)

Từ nhiều năm nay, cứ vào những tháng cuối năm, người dân ở khu vực huyện Nhà Bè và quận 7 (TP.HCM) phải điều chỉnh hoạt động sinh hoạt, sản xuất, mua bán, làm ăn vì triều cường...

Dù trời mưa hay nắng, cứ vào khoảng thời gian này, nước cứ tự nhiên “bò” lên theo các kênh rạch, sông ngòi, hố ga, miệng cống (đặc biệt là các ngày 30, mùng 1 và 15, 16 âm lịch hàng tháng) khiến nhiều con đường mênh mông nước.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành Nhiệm (ấp 4, Phú Xuân, Nhà Bè) cho biết: “Tui chạy xe ôm ở khu vực này cả chục năm rồi, lội nước lúc triều cường mãi rồi cũng quen luôn. Chỉ tội mấy đứa nhỏ đang đi học ở trường THCS Lê Văn Hưu đằng kia, gặp lúc nước lên gần bằng dải phân cách phải tháo bỏ cả giày dép mò mẫm đi rất nguy hiểm. Còn chuyện xe chết máy dắt bộ hoàng loạt, người té ngã cứ diễn ra liên tục, tội nghiệp lắm”.

Tương tự, ông Phạm Văn Năm (ấp 5, xã Phú Xuân, Nhà Bè) than vãn thêm: “Từ ngày nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc ra, nước cống dâng lên rất kinh khủng, đen thui, bốc mùi hôi thối, rác và những chất thải dưới cống nổi lềnh bềnh nhìn thấy mà… ớn!”.

Rất nhiều tiểu thương sống ở khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của triều cường như ngã ba Bờ Băng và Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cũng ca thán vì không thể buôn bán được gì mỗi khi triều cường lên. Ô

ng Nguyễn Văn Vũ, chủ quán gà Thái Vân (12/2A đường Huỳnh Tấn Phát) cho biết: “Ở đây kế trạm xe buýt, ngay miệng cống nên ngập dữ lắm. Mấy bữa nay tôi phải làm công nhân vệ sinh bất đắc dĩ móc rác từ ống cống lên, rồi đi mua vật dụng về chắn nước khỏi ngập vô quán, chán lắm! Chỉ mong chính  quyền làm sao sớm chống được ngập, chứ triều cường như thế này thì khổ quá!”.

Riêng ông Nguyễn Văn Oanh, chủ quán giải khát tại ngã ba Huỳnh Tấn Phát và Đào Tông Nguyên phải bỏ ra mấy chục triệu sửa chữa, nâng nền quán cao lên, nhưng chống ngập được trong nhà thì ngoài đường nước vẫn mênh mông, chả khách nào dám “lội” tới quán.

Dù muốn hay không thì nhiều người dân ở đây đang cố gắng tìm cách thích nghi và sống chung với triều cường. Tiêu biểu là cây xăng số 43 (16/8 Huỳnh Tấn Phát) cho biết, đã chủ động bỏ tiền nâng cấp các trụ bơm xăng và cơi nền lên cao vào cuối năm 2013 để tránh ngập nước. Cũng ngay tại khu vực này, rất nhiều nhà dân và văn phòng các Cty cũng chủ động bỏ tiền nâng nền tránh ngập.

14-29-18_4
Cây xăng chưa kịp nâng cao nền để đối phó triều cường nên đành ngập trong nước

Tuy nhiên, nhiều gia đình không có điều kiện tài chính, chưa kịp thích nghi với những thay đổi bất thường của triều cường vẫn phải vật lộn với biển nước mỗi khi có triều cường.

Ông Năm Quang (ngụ ấp 4, Phú Xuân) còn khoe: “Mấy đứa con tui thuộc lòng lịch triều cường như thuộc bảng cửu chương. Cứ gần tới ngày ngập nặng là tụi nó thi nhau nhắc “về nhà nội tránh triều cường, ba ơi”!”.

Theo tìm hiểu của PV, nhân tố gây ngập là do mực nước sông bị ảnh hưởng bán nhật triều và lưu lượng nước từ sông Sài Gòn/Nhà Bè. Một nhân tố khác là tốc độ đô thị hóa liên tục tăng nhanh, mật độ xây dựng cao; trong khi đó hệ thống tiêu thoát nước không có hoặc có nhưng đã cũ, hư hỏng, không đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực.

Các khu vực ngập thường xuyên là các khu dân cư dọc đường Huỳnh Tấn Phát, đường Đào Trí, khu dân cư Nam Long, đường Lâm Văn Bền, Lê Văn Lương, Gò Ô Môi, khu biệt thự cao cấp Tấn Trường… Hiện nay, khu vực quận 7 cũng chưa có hệ thống kiểm soát triều dẫn đến triều dễ dàng xâm nhập gây ngập các khu dân cư có địa hình thấp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm