| Hotline: 0983.970.780

Khoái khẩu... chuột đồng

Thứ Sáu 14/06/2013 , 16:17 (GMT+7)

Chuột đồng giờ không chỉ là món ăn dân dã mà đã thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn khắp ĐBSCL. Chuột đồng có hai loại ăn được là chuột cơm và chuột cống nhum. Thức ăn chủ yếu của chuột là các loại nông sản và cỏ non. Chúng sống ở xa khu dân cư nên ít mầm bệnh.

Chuột đồng giờ không chỉ là món ăn dân dã mà đã thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn khắp ĐBSCL. Những người sành ăn coi đây là món khoái khẩu.

Cao hơn 2-3 lần giá cá

Chuột đồng sống hiện có giá từ 50.000 - 70.000 đ/kg, chuột làm sẵn giá 80.000 - 100.000 đ/kg. Nhờ có giá cao và ổn định nên những người đi săn chuột đồng, làm dịch vụ thu mua, cung cấp cho các chợ đều sống khỏe với nguồn thu nhập khá cao, từ 150.000 - 200.000 đ/người/ngày.

Khi những cánh đồng lúa ở ĐBSCL bắt đầu thu hoạch cũng là mùa săn chuột đồng. Thời điểm này chuột thường xuất hiện nhiều và rất mập. Theo những người thợ chuyên đi săn chuột đồng thì bắt chuột có rất nhiều cách. Lúa chín nhưng chưa cắt thì dùng lưới vây, đặt bẫy lồng sau đó dùng dây có treo vỏ lon (để tạo ra tiếng động) kéo cho chuột gom lại bắt.


Săn chuột đồng bằng cách đào hang, mỗi nhóm thợ săn có thể bắt 10-15 kg chuột sống/ngày

Khi thu hoạch lúa thì có thể dí cù (cắt xung quanh cho chuột gom lại). Còn chuột trong hang thì có thể dùng chó đánh hơi để đào, hun khói, đổ nước cho chuột chạy ra… Ban đêm có thể đặt bẫy lồng trên đường mòn chuột hay đi… để bắt sống.

Anh Nguyễn Văn Bảy, ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang, đang cùng 4 người bạn và dẫn theo mầy chú chó đi đào chuột ngoài đồng cho biết: “Hiện đang vào mùa chuột, mỗi ngày mấy anh em tui có thể bắt được khoảng 10-15 kg chuột sống. Những ngày trúng ổ (nơi nhiều chuột) bắt được hơn 20 kg chuột, có thể bán kiếm được hơn 1 triệu đồng”.

Có mặt tại cửa khẩu Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) vào thời điểm này đâu đâu cũng thấy chuột được bày bán. Từ chuột còn sống (thường bán theo chục) đến chuột làm sẵn (lột da, bỏ nội tạng, chặt đầu, đuôi, chân…).

Chuột sống thường được nhốt trong các lồng sắt cao hai tấc, dài một mét bọc lớp lưới sắt dầy bên ngoài. Do chật chội nên chúng thường cắn nhau kêu chí chóe. Nếu khách muốn mua chuột sống cho chắc ăn, chỉ con nào thì người bán thò tay vào lồng bắt ra, cầm đuôi chuột quay hai, ba vòng rồi đập xuống đất, con chuột nằm dãy tê tê. Sau vài nhát dao, con chuột được lột da, bỏ ruột, còn lại thịt trắng tinh, sẵn sàng cho chế biến món ăn. Không chỉ bán chuột tại chỗ, nhiều cơ sở còn đem chuột đi giao cho các nhà hàng, quán ăn khắp miền Tây, và cả TP Hồ Chí Minh.


Thương lái đi thu gom chuột, mỗi ngày có thể mua được vài trăm kg chuột, bỏ túi số tiền lời không nhỏ

Anh Trần Văn Phụng, người chuyên thu mua chuột tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú (gần cửa khẩu Khánh Bình) cho biết: “Chuột đồng mùa này không chỉ có chuột nội địa mà còn cả ở Campuchia đem qua bán. Do có nhiều thức ăn nên chuột rất mập, thịt mềm rất ngon. Đa phần là chuột cơm sống trong vùng trồng lúa thần nông và lúa sóc của người Campuchia. Hiện nay, bên nước bạn đang bước vào mùa thu hoạch lúa, lượng chuột bắt được mỗi ngày đem qua các cửa khẩu An Giang bán lên đến hàng tấn”.

Chuột đồng có hai loại ăn được là chuột cơm và chuột cống nhum. Thức ăn chủ yếu của chuột là các loại nông sản và cỏ non. Chúng sống ở xa khu dân cư nên ít mầm bệnh. Chuột cơm loại to chừng 7 -10 con/kg và loại nhỏ (chuột lứa) từ 12 -15 con/kg, nhìn khác hẳn với loại chuột cống lang sống ở gần nhà hay dưới miệng cống đô thị. Chuột cống nhum to bằng bắp tay, con lớn có thể đạt trọng lượng 700-800g và ở “sạch” như chuột cơm.

Chuột cơm sinh sản rất nhanh nên chiếm tỷ lệ khá đông và được nhiều người chuộng ăn hơn vì giá thành rẻ hơn so với chuột cống nhum. Hiện nay, là mùa chuột đồng, vì đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch lúa. Chuột đồng ở Campuchia được thương lái thu mua mang qua bán cũng khá nhiều. Thông thường vào những tháng này là người dân Campuchia cũng đang thu hoạch lúa, lượng chuột xuất hiện ở mật độ đông nên người dân bên đó đổ xô đi săn chuột, dùng xà di (dụng cụ bằng tre, có hom dùng để bẫy chuột) hay đuổi cù trong ruộng lúa  bắt chuột với số lượng lớn lên đến vài trăm con là chuyện bình thường.


Công đoạn làm thịt chuột mang lại việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông nhàn

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các quận, huyện ngoại thành của TP Cần Thơ như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… có nhiều điểm bán chuột sống trong để lồng. Hiện giá các loại thịt chuột đã tăng bình quân từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với năm trước.

Giá các loại chuột đồng làm sẵn (như chuột cơm, cống nhum) đang ở mức từ 80.000-100.000 đ/kg; chuột sống: 50.000-70.000 đ/kg, tùy lớn nhỏ. So với nhiều loại cá thịt khác, thịt chuột hiện đang có giá khá cao. Cụ thể, giá thịt chuột đang cao gấp 2-3 lần so với nhiều loại cá nuôi như: cá tra, trê lai, cá rô phi, điêu hồng.

Các món ăn chế biến từ thịt chuột ngày càng được nhiều người tiêu dùng ở thành thị ưa chuộng và trở thành những món ăn ngon “đặc sản” tại nhiều nhà hàng, quán ăn.

Ẩn họa chuột từ Campuchia

Theo một vị lãnh đạo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, hiện nay, do nhu cầu thịt chuột đồng tăng cao nên ngày càng có nhiều người đi săn chuột, giá thịt chuột cũng trở nên đắt đỏ hơn. Từ đó, đã nảy sinh xu hướng phát triển nuôi chuột và việc nhập khẩu chuột từ Campuchia về. Chính vì vậy, ngành chức năng cần phải tăng cường quản lý vấn đề kinh doanh mua bán chuột, vì đây là loài động vật nguy hiểm, chúng không chỉ phá hoại sản xuất nông nghiệp mà còn có thể lây truyền một số bệnh cho con người.

Bà Ngô Thị Tươi, chủ một điểm kinh doanh chuột ở trên QL 91 quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: “Trước đây, chuột đồng rất nhiều, ai muốn ăn chỉ cần săn bắt, không ai nghĩ sẽ kinh doanh thịt chuột. Tuy nhiên, những năm gần đây chuột đồng không còn nhiều nữa, ngay cả những gia đình ở nông thôn muốn ăn thịt chuột cũng phải ra chợ mua. Nhận thấy đây là cơ hội làm ăn tôi đã bắt đầu liên hệ với các đầu mối để lấy chuột về bán. Bình quân tôi bán được khoảng 20-30kg chuột các loại/ngày, kiếm được tiền lời cũng khá, đủ nuôi gia đình”.

Tại Kiên Giang, một số huyện có lúa hè thu chuẩn bị thu hoạch, đặc biệt là huyện Giang Thành do giáp ranh với biên giới Campuchia nên đang bị chuột phá hoại rất nặng. Biết có nhiều chuột, dân săn chuột khắp nơi cũng đổ về đây kiếm sống.

Anh Lê Văn Dân, từ An Giang đưa vợ qua đây bẫy chuột. Anh Dân tâm sự: “Bắt chuột ban ngày cần phải có nhóm 3-5 người mới hiệu quả. Còn bẫy chuột ban đêm chỉ cần 2 người là làm được. Buổi chiều tui đi trên bờ ruộng tìm đường mòn đặt bẫy (bẫy lồng), vợ bơi xuồng chở bẫy theo dưới mương. Đặt bẫy ở đường mòn không cần dùng mồi, chuột quen đường cứ vậy chạy và sập bẫy. Sáng ra dỡ mang về”.

Chuột bắt về sẽ có lái đi gom, bao nhiêu họ cũng mua hết. Một chuyến đi bẫy chuột của vợ chồng anh Dân thường kéo dài từ 7-10, kiếm được khoảng 1,5-2 triệu đồng. Khi số lượng chuột giảm dần mới qua vùng khác.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm