| Hotline: 0983.970.780

Khoai lùn Thái trồng chơi ăn thật

Thứ Tư 24/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, người dân Núi Cấm (An Giang) đua nhau trồng một loại khoai tốn ít chi phí mà hiệu quả kinh tế lại cao./ Quýt hồng núi Cấm

Chỉ cần bỏ ra chừng một triệu đồng, có thể cho thu nhập cả chục triệu đồng nên đời sống bà con vùng núi cũng nhờ đó mà khấm khá hơn.

Đó là khoai lùn Thái (tên người dân địa phương thường gọi) đang được nông dân Núi Cấm thu hoạch rầm rộ trong dịp này. So với các loại nông sản khác thì khoai này có giá cả ổn định nhất, ít tốn công chăm sóc và chi phí, nên ai ở Núi Cấm cũng trồng xen với cây rừng để kiếm thêm thu nhập.

Gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, trước đây trồng đậu que, sắn vừa tốn chi phí vừa phải chăm sóc thường xuyên, lại thêm sâu bệnh nhiều nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Kể từ năm 2013 đến nay, anh đã chuyển gần một công đất sang trồng khoai lùn Thái.

Anh Chính cho biết, loại khoai này chỉ cần trồng và bón phân hai lần rồi làm cỏ thì có thể bỏ đó, chờ đến ngày thu hoạch mà không sợ bị thiệt hại gì hết. “Lúc trước tôi trồng nhiều loại cây lắm nhưng cây nào cũng sâu bệnh và tốn chi phí. Từ lúc trồng khoai lùn Thái tôi khỏe re” – anh Chính nói.

“Nói chung cây khoai lùn Thái dễ trồng và có thể xen với các loại cây trồng khác dưới tán rừng mà không sợ bị ảnh hưởng, vẫn cho thu nhập khá. Giá nó không cao nhưng ổn định. Vùng núi này đang phát triển cũng nhờ cây khoai Thái đấy”, ông Dương Ánh Đông nói.

Người trồng khoai Thái lâu năm nhất phải nói đến anh Hồ Văn Cu. Anh trồng khoai lùn Thái được hơn 5 năm nay. Gia đình anh nhờ vậy mà khấm khá lên. Anh mướn đất trồng được 6.000 m2 khoai lùn Thái. Theo anh, loại khoai này chỉ trồng được vào mùa mưa (bắt đầu từ tháng tư âm lịch) đến cuối tháng mười âm lịch là có thể thu hoạch được.

Bình quân, mỗi công đất chỉ tốn khoảng một triệu đồng tiền chi phí nhưng thu hoạch được 1,5 tấn đến 2 tấn khoai, với giá dao động từ 10.000đ đến 12.000đ/kg, anh thu về lợi nhuận thấp nhất cũng 10 triệu đồng/công.

Theo anh Cu, khoai Thái có thể trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác mà không sợ bị sâu bệnh hay tốn diện tích gì hết. “Gia đình tôi hiện vợ con đang sống sung túc. Có thể trồng khoai Thái chung với xoài hay mãng cầu cũng được, nó dễ trồng mà giá cả ổn định. Có lúc nhổ một bụi mà nặng hơn 3 kg” – anh Cu nói.

Còn anh Bùi Văn Đen, chủ cơ sở thu mua nông sản nằm dưới chân Núi Cấm cho biết, năm nay đa số mặt hàng nông sản giảm giá từ 30% đến 40% so với mọi năm, nhưng khoai lùn Thái không giảm. Sở dĩ khách hàng chọn lựa vì nó ngọt và bùi. Cũng khoai Thái mà trồng ở đồng bằng thì chất xơ nhiều nên khách không chuộng.

Bình quân mỗi ngày cơ sở anh thu mua khoảng 2 tấn khoai lùn Thái để bán cho các thương lái ở chợ trong và ngoài tỉnh như: Kiên Giang, TP.HCM… "Giống khoai Thái chỉ trồng ở đây và Đà Lạt là ăn ngon thôi. Còn các nơi khác trồng không có hương vị vậy đâu”, anh Đen nói.

Theo ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm BVTV huyện Tịnh Biên, An Giang, cách đây 5 năm ông đã vận động bà con trên Núi Cấm trồng thử khoai Thái, thấy hiệu quả kinh tế cao nên hiện giờ bà con phát triển ồ ạt.

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm