| Hotline: 0983.970.780

Khoai tây đạt năng suất ấn tượng nhờ bón phân Lâm Thao

Thứ Hai 06/03/2017 , 07:10 (GMT+7)

Qua tổng kết đánh giá sơ bộ ở ruộng mô hình, số củ đạt từ 3,5 – 4 củ/khóm, hình thức đẹp, vỏ củ màu vàng sáng hơn hẳn so với ruộng đối chứng...

Khoai tây được xếp vào nhóm cây trồng ưa lạnh, ít công chăm sóc, thích nghi với nhiều loại đất, củ khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng, dễ tiêu thụ trên thị trường nên được nhiều bà con lựa chọn canh tác.

Mô hình khoai tây sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín tại xã Tứ Xã

Mô hình khoai tây sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín tại xã Tứ Xã

Vụ đông tại các tỉnh phía Bắc, bà con nông dân hầu như bỏ đất trống vì hiệu quả kinh tế không cao. Để khắc phục tình trạng đó, năm 2016, Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được sự hỗ trợ của Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã thực hiện mô hình bón phân NPK khép kín cho cây khoai tây giống Solara mới, năng suất cao, đối chứng với tập quán bón phân thông thường của địa phương. Mô hình được thực hiện tại sứ đồng Gò Bướm – xã Tứ Xã, diện tích 2,5ha cùng với sự tham gia của 5 hộ.

Trong quá trình triển khai, Trạm đã tổ chức tập huấn cho nông dân tham gia mô hình về kỹ thuật trồng, quy trình bón phân bón NPK Lâm Thao khép kín, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời, trong suốt quá trình khoai tây sinh trưởng, phát triển, Trạm cũng đã cử cán bộ kỹ thuật cùng với địa phương thường xuyên theo dõi tình hình của mô hình để có những đề xuất kịp thời và hợp lý, giúp cho người nông dân tham gia mô hình yên tâm sản xuất. Quy trình cụ thể như sau:

- Cày luống rộng 120 – 130cm, rãnh rộng 30cm, sâu 20 – 25cm.

Lượng giống: 35 – 40kg/sào (1.100 – 1.200 củ); 1,0 – 1,1 tấn giống/ha.

- Ủ mầm: 3 – 4 ngày khi mầm mọc dài 0,5 – 1cm thì đem trồng.

- Trồng 2 hàng so le trên 1 luống: Hàng cách hàng 40cm; Cây cách cây 30cm.

- Quy trình bón phân được thực hiện theo công thức bón phân khép kín của Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao:

Số lần bón

Lượng phân bón

Cách bón

Bón lót trước khi trồng

500kg phân chuồng + 25kg NPK5.10.3

Rải phân lót vào giữa luống sau đó lấp một ít đất không để mầm khoai chạm vào phân

Bón thúc lần 1 (khi cây cao 20cm)

20kg NPK12.5.10

Bón quanh khóm khoai cách gốc 10-15cm

Bón thúc lần 2 (sau lần 1 khoảng 20 ngày)

20kg NPK12.5.10

Vạch rơm giữa 2 khóm khoai và bón phân vào giữa

- Tưới nước:

+ Lần 1 (Sau trồng 2 – 3 ngày): Cho nước ngập 1/3 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.

+ Lần 2 (Sau thúc lần 1): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.

+ Lần 3 (Sau bón thúc lần 2): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.

Trước thu hoạch 15 – 20 ngày không tưới nước để tránh thối củ.

Sau 3 tháng triển khai thực hiện, qua tổng kết đánh giá sơ bộ, ở ruộng mô hình, số củ đạt từ 3,5 – 4 củ/khóm, hình thức đẹp, vỏ củ màu vàng sáng hơn hẳn so với ruộng đối chứng. Năng suất ước đạt 5 tạ/sào, hiệu quả kinh tế (lãi, đã trừ hết chi phí) đạt hơn 900.000 đồng/sào (tương đương 25 triệu đồng/ha).


Chỉ tiêu

 

Mô hình

Đối chứng

Thời gian từ trồng – mọc mầm

10

10

Số thân/khóm

2,7

2,4

Chiều dài thân

60

55

Số củ/khóm

3,5

3

Khối lượng củ/khóm (gam)

532

444

Năng suất lý thuyết (kg/sào)

(mật độ trồng 1.100 khóm/sào)

585

488

Năng suất thực thu (kg/sào) (ước)

515

420

Hôm tổ chức “Hội nghị tổng kết mô hình trồng cây khoai tây Solara sử dụng phân bón NPK khép kín vụ đông 2016” tại hội trường HTXNN Thạch Vỹ – xã Tứ Xã  có sự tham dự của ông Lê Đức Thắng – Phó Chủ tịch UNBD huyện Lâm Thao; ông Nguyễn Văn Hưởng – PGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ; ông Phan Anh Hùng – trợ lý TGĐ Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao; các cán bộ Trạm Khuyến nông và đông đảo bà con nông dân xã viên.

Lãnh đạo Công ty Lâm Thao và UBND huyện Lâm Thao cùng bà con tham quan mô hình khoai tây Solara

Lãnh đạo Công ty Lâm Thao và UBND huyện Lâm Thao cùng bà con tham quan mô hình khoai tây Solara

Tham quan thực tế tại mô hình, ai cũng phấn khởi khi cầm những khóm khoai tây vỏ vàng, củ to, chắc nịch. Một chủ hộ trực tiếp tham gia mô hình cho biết: “Nhờ có sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông Lâm Thao và Cty Lâm Thao hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng giống khoai tây Solara mới theo quy trình bón phân NPK khép kín, đến nay tôi đã thu được kết quả hơn cả mong đợi, năng suất cao hơn hẳn so với vụ trước, không còn phải bỏ trống đất vụ đông nữa. Nông dân chúng tôi luôn tin tưởng dùng phân bón Lâm Thao không chỉ cho cây khoai tây mà còn dùng cho tất cả các cây trồng khác”.

Trồng khoai tây sử dụng phân bón NPK khép kín của Lâm Thao đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, bà con không cần phải sử dụng thêm bất kì loại phân nào khác nữa. Mặt khác trồng khoai tây theo phương pháp này còn tận dụng được nguồn rơm rạ sau thu hoạch, khắc phục hiện tượng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường, tăng sức khỏe cộng đồng. Phủ rơm rạ sẽ làm cho đất tơi xốp, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại đồng thời cung cấp cho đất một lượng mùn, dinh dưỡng đáng kể, bảo vệ hệ sinh thái bền vững.

Mỗi năm, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cung ứng hàng triệu tấn phân bón cho khắp cả nước; đồng thời đến từng thôn, bản tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao; hỗ trợ hàng trăm mô hình trình diễn phân bón khép kín trên nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả bón phân. Vì vậy phân bón Lâm Thao đã khẳng định được vị thế, thương hiệu phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên khắp cả nước nói chung.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất