| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 18/07/2013 , 09:45 (GMT+7)

09:45 - 18/07/2013

Khoan thư sức dân

Tôi thực sự đắng lòng khi đọc loạt bài “Về quê dịp thu sản” trên NNVN. Dân quê tôi khổ quá!

Tôi thực sự đắng lòng khi đọc loạt bài “Về quê dịp thu sản” trên NNVN. Dân quê tôi khổ quá! Nhiều xã (có lẽ không riêng ở Can Lộc - Hà Tĩnh) đưa ra các khoản thu quá nặng so với sức dân.

Câu chuyện của bà Lê Thị Hà (53 tuổi) ở thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga, huyện Can Lộc là một ví dụ. Gia đình bà làm 7 sào ruộng, mỗi năm đóng 2 vụ cho xã đủ loại  phí và các loại quỹ theo khẩu, theo lao động, theo đầu sào. Phần xã thu, phần thôn thu. Nếu hạch toán rạch ròi thì chừng ấy ruộng chưa bao giờ bà đủ tiền đóng nộp cho xã. Chỉ riêng tiền đất hạng III, vụ 5 này bà phải đóng cho xã 117,6kg thóc.

Chúng ta biết rằng, trong lịch sử dân tộc, rất nhiều triều đại nhờ khoan thư sức dân, chăm lo cho dân mà non sông hưng thịnh và phát triển rực rỡ. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã hạ chiếu miễn giảm sưu thuế trong nhiều năm. Trong gần 18 năm làm Vua, Lý Công Uẩn đã 3 lần miễn, giảm sưu thuế cho nhân dân. Chính vì luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân nên Quốc gia Đại Việt thời Lý luôn có biên cương vững chắc, quốc thổ thống nhất, nghề nông phát triển rực rỡ, góp phần đưa thế nước vươn cao khiến các nước lân bang nể trọng.

Bước sang vương triều Trần, một vương triều chiến công hiển hách của dân tộc Việt. Để có được những chiến công ấy thì việc dưỡng sức dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chú trọng. Chính ông có câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”. Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo Vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục.

Nhắc chuyện xưa để ngẫm thời nay mà thấm thía hơn tâm tư, khát vọng giản dị của người nông dân: sau độc lập, tự do chính là miếng cơm, manh áo và ruộng cày. Đấy cũng chính là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời Người đã nói: “Muốn nông dân có lực lượng dồi dào, thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc và có nhà ở”.

Người xưa, bậc đại khai quốc công thần Ức Trai Nguyễn Trãi từng đúc kết rằng: “Lẽ thành bại và sự hưng vong của quốc gia có liên quan rất mật thiết với nỗi vui buồn của người dân”. Vì thế chúng ta hãy cứu lấy nông dân bằng nhiều giải pháp mà trước hết là “Khoan thư sức dân”. Gọi là cứu lấy nông dân nhưng nghĩ cho cùng đó cũng là cứu các đô thị, tránh cho người nông dân tiếp tục dồn về đô thị để kiếm sống, xa hơn là làm bớt gánh nặng của người nông dân và cả nền kinh tế đất nước.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm