| Hotline: 0983.970.780

Khóc cười sinh con trong ống nghiệm

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:32 (GMT+7)

Đằng sau tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là không ít chuyện dở khóc, dở cười…

Nhờ thụ tinh nhân tạo, không ít cặp vợ chồng hiếm muộn tìm lại được hạnh phúc cho mình

Đằng sau tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là không ít chuyện dở khóc, dở cười…

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, thì tỉ lệ mắc bệnh vô sinh càng ngày càng cao. Hiện nay tỉ lệ vô sinh là 13 -15% các cặp vợ chồng có mong muốn sinh con. Vợ chồng chị Hương lấy nhau đã hơn 3 năm, song ba lần có thai đều hỏng. Chị Hương và chồng đã chạy chữa nhiều nơi, ai mách chỗ nào có thầy hay, thuốc giỏi anh chị đều tìm cách để đến chữa trị. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi - một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời dường như quá khó khăn đối với anh chị.

Ở cái làng ven đô này, việc vợ chồng lấy nhau hơn 1 năm mà chưa có con không phải là bình thường. Nhiều người bắt đầu xì xào bàn tán về việc chị Hương không biết đẻ, rồi thì mấy cô em chồng ác ý móc máy chị dâu là “cá rô đực”, rằng không biết kiếp trước chị ăn ở bất nhân bất nghĩa thế nào mà đến một đứa con cũng không đẻ được… Bỏ ngoài tai những lời xì xào ấy, chị Hương vẫn một mực chạy chữa không mệt mỏi. Bởi lẽ chị được mẹ chồng quan tâm, thấu hiểu và luôn luôn động viên. Thế nhưng, chị cũng biết, càng ngày áp lực đối với chị càng lớn. Bởi anh Vũ - chồng chị là con trai trưởng trong nhà. Bố chồng chị dù có thông cảm đến đâu cũng không tránh được sự thúc ép của họ mạc.

Cái ngày chị lo sợ nhất rồi cũng đến, cả họ họp bàn và ra “chỉ thị”: “Chị Hương là dâu trưởng của dòng họ này, chị phải có trách nhiệm sinh cho cả họ người nối dõi tông đường. Nếu chị không làm được điều giản đơn ấy thì phải chấp nhận cho anh Vũ lấy vợ khác hoặc đi “gửi” con ở ngoài”. Bao nhiêu nước mắt đã rơi, sau nhiều đêm mất ngủ, chị Hương quyết định xa người chồng đầu gối tay ấp hơn 3 năm, để anh có được hạnh phúc trọn vẹn của người làm cha. Nhưng như người chết đuối vớ được cọc, khi chồng chị có thông tin về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã được Bệnh viện phụ sản Trung ương thực hiện thành công. Anh lập tức xin phép cha mẹ và họ tộc cho anh chị thêm 1 năm nữa để chữa trị, nếu không được nữa thì anh xin nghe theo mọi người.

Trời không phụ lòng người, sau 3 tháng đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện, chị Hương đã có thai. Mặc dù được các bác sĩ chăm sóc rất nhiệt tình, nhưng nỗi ám ảnh về sự "khó khăn" của vợ chồng mình khiến chị không thể yên tâm. Nhất là khi thai được 24 tuần tuổi, tử cung đã có dấu hiệu mở 2 phân nên chị phải vào bệnh viện theo dõi đến khi sinh. Trong bệnh viện, ngày nào chị cũng được quan tâm, truyền thuốc, và nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra thì luôn luôn có các bác sĩ túc trực giúp đỡ. Thế nhưng, có hàng trăm điều khiến chị Hương phải lo lắng: liệu mình có đẻ non không, thai chết lưu, hay có dị tật gì không... Đến khi 2 bé trai chào đời khoẻ mạnh vào đúng ngày 28/6 thì anh chị mới hết lo lắng. Hai cậu bé kháu khỉnh ra đời thực sự là niềm vui lớn của của cả họ hàng chứ không chỉ riêng hai vợ chồng chị Hương và gia đình.

Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, kể từ ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ngày 27/10/2000, đến nay đã có hơn một nghìn đứa trẻ ra đời bằng phương pháp này tại bệnh viện. Phương pháp này mở ra khả năng làm cha, làm mẹ cho các trường hợp tinh trùng yếu kém, tắc vòi trứng, trứng không thể thụ tinh...Nhiều cặp vợ chồng đi chữa trị 15-20 năm chưa được, đến khi thực hiện phương pháp này đã có con nên vui mừng khôn xiết.

Không phải em bé nào được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng đem lại niềm vui và hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Bởi hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp chữa trị vô sinh hiện đại này. Có ông chồng nghi ngờ vợ thông đồng với bác sĩ để tráo đổi tinh trùng, hoặc cho rằng vợ đi “chim chuột” ở ngoài nên mới có con; có trường hợp ông bà không thừa nhận cháu mình bởi ai biết đó có phải “máu mủ” nhà mình thật không?

Y tá trưởng, thạc sĩ Minh Phương là một trong những người đầu tiên cùng tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến thực hiện các ca thụ tinh trong ống nghiệm từ ngày bệnh viện bắt đầu sử dụng kỹ thuật mới này cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Chứng kiến cả nỗi đau tột cùng lẫn niềm hạnh phúc vô bờ, ánh mắt lo âu, sợ hãi, những trận cãi vã...bà ái ngại với nhiều hoàn cảnh đến đây.

Chuyện gia đình chị Thuý ở Nam Định cũng khá đau lòng. Lấy nhau mấy năm mà không có con, hai vợ chồng quyết định đi thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng trước khi thực hiện, một thoả thuận giữa họ được nêu ra: Nếu thành công sẽ tiếp tục sống với nhau, nếu thất bại, hai người sẽ ly dị và chi phí tại bệnh viện sẽ được chia đôi…
Đó là hoàn cảnh của chị Thảo ở Nghệ An, hai vợ chồng chị sau nhiều năm dành dụm được ít vốn, nghe nói phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã đem lại kết quả cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, anh chị lặn lộn ra tận Hà Nội, đi lại nhiều tháng trời để làm xét nghiệm... Lần đầu tiên có thai, chị Thảo đến bệnh viện Nghệ An siêu âm, vì thai mới 4 tuần tuổi, chưa có tim thai nên các bác sĩ kết luận thai đã chết lưu, phải nạo. Lần đầu hỏng thai, nhưng anh chị vẫn chưa hết hi vọng, vẫn dồn tiền làm tiếp lần thứ hai: lần này áp lực với chị Thảo càng nặng nề hơn: nếu tiếp tục thất bại, anh sẽ bỏ chị lấy vợ khác. Lần thứ 2, chị Thảo cũng có thai được hai tháng, nhưng một thai trong, một thai ngoài, và không được sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ nên lại hỏng. Chị Thảo gần như tuyệt vọng, và cuộc đời chị bước vào một khoảng tối khác: anh bỏ chị đi lấy vợ, một mình chị còm cõi đi về trong túp lều tranh dựng tạm nơi cuối làng.

Hay như trường hợp của chị Lâm (Hà Nam), sau khi khám, bác sĩ giải thích nói là trùng của chồng kém, nếu thực sự muốn có con thì nên xin tinh trùng, khả năng thành công sẽ cao hơn. Anh chồng to tiếng quát vợ ngay giữa phòng khám: "Tôi chả phải xin ai. Cũng chả thụ tinh thụ tiếc gì hết, về lấy vợ hai còn rẻ hơn". Có cặp khác khi thực hiện không thành công, ông chồng mắng ngay vợ trước mặt bác sĩ: "Tôi bảo cô rồi, còn cố, giờ tiền mất mà chả được gì. Sướng chưa?"

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm