| Hotline: 0983.970.780

'Khói mây vương giấy'

Thứ Ba 14/07/2015 , 06:20 (GMT+7)

“Khói mây vương giấy”, triển lãm thư pháp được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nét đẹp xưa trong mắt nay, cho người xem những ấn tượng “lạ” về văn tự xưa trong nền Quốc học cả nước sử dụng.

Triển lãm này bắt nguồn sâu xa từ câu chuyện thời sự, có ý kiến của nhà chuyên môn, giảng viên của trường đại học, nhắc đến việc nên khôi phục hay không việc dạy Hán Nôm, chữ Nho xưa trong nhà trường các cấp.

Nhiều tư tưởng cực đoan cho rằng nên bỏ. Họ không nhớ rằng, muốn đến hiện đại thì phải bước qua cây cầu truyền thống.

Đó là vốn cổ cha ông, hay sách sử bao đời và bao di sản đều được lưu truyền nhờ chữ Hán chữ Nôm - thứ văn tự đã từng được coi là Quốc học, là văn tự chính thức của nước nhà.

Thế rồi, nhân nhắc tới một bài thơ của danh nho Nguyễn Tư Giản (1823-1890) viết trong một lần đi sứ: “Nha đồ vị giải thảo Nga quần/Hà hữu huy hào lạc chỉ vân/Mạc vấn khách lai chân thưởng phủ/Yếu tri Nam phục bản đồng văn”.

Nghĩa là: “Những nét chữ nguệch ngoạc, không hiểu cách viết chữ thảo của thiếp Nga Quần/Trên giấy, nét bút nào còn vương lại như khói mây/Khỏi cần hỏi khách đến có thực sự thưởng thức hay không/Phải biết cõi Nam này vốn cũng đồng văn (chung gốc văn minh, văn tự)”.

16-16-24_img_6158

Triển lãm “Khói mây vương giấy” kéo dài từ ngày 11-14/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Vậy là 14 nhà thư pháp trẻ như Vân Trai Trần Quang Đức, Bách Xuyên Bùi Đàm Hải, Tiểu Chi Nguyễn Hữu Sử, thuộc thế hệ 8X, người trẻ nhất là Cổ Mai Nhân Nguyễn Đình Hưng (SN 1991) chụm đầu, tự bỏ tiền túi, cùng nhau tổ chức triển lãm “Khói mây vương giấy”.

Mục đích để mang tới cánh cửa rộng mở hơn cho mọi người về văn chương của người Việt xưa, về thư pháp Hán-Nôm rất đáng để tự hào về một thời cha ông ta đã từng khát khao "thoát Trung" như thế nào.

“Không nói đao to búa lớn, không bàn nghệ thuật cao xa, triển lãm lần này chỉ mong mang đến sự đồng cảm nhiều hơn với người thưởng thức về giá trị của chữ nghĩa, di sản văn thơ để lại của cha ông cùng những nét đẹp kín đáo, nhẹ nhàng ý vị của từng con chữ, để khi đặt bút xuống thấy mực ngát hương nồng và trên giấy mây còn vương” (nhà thư pháp Xuân Như - Vũ Thanh Tùng).

Đại diện ban tổ chức cho biết, Triển lãm lần này không chỉ góp phần làm rõ hơn giá trị của văn tự xưa, của chữ Hán - Nôm, chữ Nho ngày trước, về ngôn ngữ tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng ngày nay, mà còn như viết tiếp câu chuyện của Thư pháp nước nhà bấy lâu nay như mạch ngầm vẫn âm thầm chảy suốt chiều dài lịch sử, và lại cũng như viết thêm trang tiếp cho cuốn sử thư pháp nước nhà trong hơn hai mươi năm lại đây sau nhiều lần triển lãm to nhỏ.

Dưới mỗi bức thư pháp, bút tích về nguyên tác và bản dịch đều được ghi chú cẩn thận để người xem ngoài phần thưởng thức thư họa, còn hiểu được nghĩa của từng bức thư pháp như chia sẻ của nhà thư pháp Vân Trai Trần Quang Đức, tác giả chuyên khảo “Ngàn năm áo mũ”: “…

Trước những nét bút như mây khói vương trên giấy, người xem không cần câu nệ việc có biết thưởng thức hay không, chỉ cần hiểu, nước Nam vốn chia sẻ sự tương đồng về văn hóa, văn tự với các nước đồng văn Trung - Nhật - Hàn…”.

Nhà thư pháp Lại Cao Nguyện, nguyên giảng viên Trung văn - ĐHQG Hà Nội, một khách mời tới đã triển lãm vô cùng xúc động với những bức thư pháp ở đây.

“Lần đầu tiên tôi được ngắm nhìn những bức thư pháp với nét chữ tròn trịa, tuyệt đẹp như vậy”, nhà thư pháp Lại Cao Nguyện chia sẻ.

“Tôi hy vọng sớm đến một ngày, người Việt có được bụng dạ lớn lao của người Nhật, bỏ đi được cái nhìn vô tri lệch lạc, ghét Tàu cực đoan đến mức đem dao tự xẻo thịt mình. Hy vọng một ngày, học sinh Việt bên cạnh Tây học, còn am tường thêm Quốc học, có thể lý giải được các văn bản cổ do chính trí thức Việt viết nên từ thời điểm cách đây chưa quá 100 năm đổ về trước" (nhà thư pháp Vân Trai Trần Quang Đức).

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm