| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục lợn Móng Cái

Thứ Sáu 29/05/2015 , 06:10 (GMT+7)

Ngoài những ưu điểm nổi trội, lợn Móng Cái có hai nhược điểm liên quan tới khả năng sinh sản và thịt hơi hướng mỡ.

Có một người phụ nữ âm thầm, nỗ lực, bền bỉ đi sưu tầm, chọn lọc và nhân nuôi giống lợn Móng Cái bản địa nhằm bảo tồn lưu giữ nguồn gen quý hiếm cũng như phát triển thương mại nhằm nâng cao giá trị của giống lợn này.

Đó là chị Lê Thị Thúy Dung, chủ trang trại lợn Móng Cái lớn nhất tỉnh Quảng Ninh tại xã Hải Đông, TP Móng Cái.

Chị tâm sự, tình cờ biết đến con lợn Móng Cái cách đây vài năm sau khi thất bại SX giống lợn siêu nạc. Qua tìm hiểu, chị phát hiện giống lợn này đang có nguy cơ mai một do sự lấn át của các giống lợn nhập ngoại thiên về năng suất.

Nhận thấy những đặc điểm nổi trội không phải giống lợn nào cũng có từ con lợn Móng Cái, chị nghĩ chỉ cần điều chỉnh cách thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

Nhưng có một cái khó với chị Dung khi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng là giống lợn Móng Cái thuần chủng hiện trong dân giờ rất hiếm, chủ yếu còn lại là các giống lợn Móng Cái lai.

Lợn Móng Cái là giống lợn có nguồn gốc từ khu vực TP Móng Cái, Quảng Ninh. Do có các đặc tính ưu việt hơn lợn ỉ nên lợn Móng Cái nhanh chóng phát triển ra các vùng lân cận. Ở miền Bắc, hiện lợn Móng Cái dùng làm nái nền chủ yếu để lai với lợn đực ngoại như Đại Bạch, Yorkshire cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt.

Vậy là chị phải lặn lội khắp các tỉnh phía Bắc để thu gom, sưu tầm những con lợn Móng Cái thuần chủng. Sau 3 năm gây dựng, hiện trang trại của chị Dung sở hữu trên 200 con lợn Móng Cái bố mẹ thuần chủng.

Chị Dung cho biết, ngoài những ưu điểm nổi trội, lợn Móng Cái có hai nhược điểm liên quan tới khả năng sinh sản và thịt hơi hướng mỡ.

Để khắc phục hạn chế này, chị Dung tiến hành sàng lọc, tuyển chọn được những con nái Móng Cái có thể đẻ tới 15 - 18 con/lứa, còn lại đại đa số bình quân 12 - 14 con/lứa.

Để giảm tỉ lệ mỡ, trang trại của chị sử dụng 100% thức ăn sinh học tự phối trộn từ ngô, sắn, cám gạo, mạch nha, mỳ… và tuyệt đối không sử dụng thức ăn công nghiệp, nhờ đó tỉ lệ nạc của con lợn cũng tăng lên đáng kể.

12-52-20_nh-2
Sản phẩm lợn Móng Cái quay

Đặc biệt, nhờ cách chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học này nên chất lượng thịt lợn Móng Cái tại trang trại của chị Dung rất thơm, ngon, mềm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay là thích ăn thịt vừa có mỡ, vừa có nạc.

Với trên 200 nái bố mẹ, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hiện mỗi năm trang trại của chị Dung cung cấp cho bà con trên địa bàn TP Móng Cái và các địa phương lân cận của tỉnh khoảng 4.000 con lợn thương phẩm. Nhờ đó, đã cơ bản khôi phục lại được nghề chăn nuôi lợn Móng Cái tại Quảng Ninh.

Dẫn chúng tôi thăm khu chuồng nuôi lợn Móng Cái bố mẹ, chị Dung tự tin rằng, để nâng cao giá trị con lợn Móng Cái cũng như quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng về một giống lợn bản địa thơm ngon của VN, sắp tới chị sẽ mở một loạt cửa hàng bán thịt lợn Móng Cái quay tại TP Móng Cái, TP Hạ Long (Quảng Ninh) và nội thành Hà Nội.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất