| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục thành công rùa khổng lồ đã tuyệt chủng trên đảo Galápagos

Thứ Bảy 16/09/2017 , 13:08 (GMT+7)

Thực hiện chương trình hỗ trợ sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt tại môi trường tự nhiên, các nhà khoa học Ecuador đã khôi phục thành công loài rùa Chelonoidis elephantopus. Con rùa thuần khiết cuối cùng của loại này bị coi là tuyệt chủng từ cách đây 150 năm tại quần đảo nổi tiếng Galápagos.

Cá thể rùa khổng lồ tại Vườn quốc gia Galápagos ở Santa Cruz, Galápagos, Ecuador

Giám đốc Vườn quốc gia Galápagos, Walter Bustos cho biết trong một cuộc thám hiểm khoa học hồi năm 2008, các nhà nghiên cứu của trung tâm này đã phát hiện ra những cá thể mẫu mang đặc điểm di truyền của loài rùa khổng lồ với phần mai rùa có hình yên ngựa ở Đảo Isabela thuộc Galápagos, nơi các loài bản địa có lớp mai hình vòm cổ điển. Các phân tích dựa trên DNA cho thấy những con rùa này là hậu duệ của các loài từ đảo Floreana. Chính vì thế, các nhà khoa học quyết định tiến hành chương trình nhân giống loài rùa tuyệt chủng. 

Rùa khổng lồ tại Trung tâm nhân giống Fausto Llerena ở Puerto Ayora thuộc quần đảo Galapagos.

Theo ông Bustos, trong 5 năm tới, những cá thể rùa của đảo Floreana này sẽ khôi phục được môi trường sống tự nhiên của mình. Đây là lần đầu tiên chương trình phục hồi môi trường sống được thực hiện với một loài rùa vốn bị coi là tuyệt chủng.

Nằm tại Thái Bình Dương cách phần đất liền của Ecuador khoảng 1000 km, Galápagos nổi tiếng với môi trường sinh thái khép kín, giúp cho nhà bác học lỗi lạc người Anh Charles Darwin phát triển Thuyết tiến hóa. Ngoài các loài rùa đất khổng lồ đặc trưng, quần đảo này cũng sở hữu sự đa dạng sinh học rất phong phú, điển hình là các loài hạc, chim điên (Sulidae), hải âu mày đen (Diomedeidae) và chim cốc (Phalacrocorax), trong đó có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hồi năm 1979, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Galápagos là Di sản thiên nhiên của nhân loại.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.