| Hotline: 0983.970.780

Khởi sắc Đạ M’bô

Thứ Năm 08/06/2017 , 14:04 (GMT+7)

 Có dịp trở lại khu tái định cư Đạ M’bô, xã Liêng S’rônh – một xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện Đam Rông (Lâm Đồng) hơn 30 km, nhận thấy vùng đất này đang từng bước đổi thay:

Đường giao thông được đổ cấp phối, điểm trường học xây dựng khá đẹp tạo điều kiện cho con em học tập, chất lượng cuộc sống nâng lên...

16-26-11_duong-gio-thong-o-d-mbo-duoc-mo-rong-cho-b-con-cho-nong-sn
Đường vào khu tái định cư Đạ M’bô được mở rộng

Dự án quy hoạch khu dân cư Đạ M’bô được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào năm 2014 với diện tích đất tự nhiên 930 ha, hiện có 114 hộ dân tộc Mông và 58 hộ dân tộc tại chỗ với gần 800 khẩu sinh sống.

Những năm trước đây, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, các công trình phúc lợi xã hội chưa được đầu tư xây dựng. Từ khi có phương án quy hoạch khu tái định cư, các công trình dân sinh đã từng bước hình thành. Đường giao thông được xây dựng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân.

Nếu như trước đây, các em học sinh ở điểm trường Đạ M’bô phải học trong những căn nhà tạm bợ bằng ván gỗ, bàn ghế, đồ dùng học tập thiếu thốn thì nay, điểm trường Đạ M’bô được xây khá quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của các em từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở.

Người dân tại điểm tái định cư Đạ M’bô cũng tích cực thi đua lao động sản xuất. Ngoài cây trồng chủ lực là cà phê, bà con còn trồng thêm lúa nước, khoai mì, cây ăn trái và một số cây ngắn ngày khác nhằm nâng cao thu nhập. Đối với cây cà phê, người dân đã cải tạo, lai ghép các giống mới, áp dụng KHKT vào chăm sóc, bón phân, cắt, tỉa cành nên năng suất cà phê không ngừng tăng lên.

16-26-11_mot-go-diem-ti-dinh-cu-d-mbo
Một góc khu tái định cư Đạ M’bô.

Nếu như trước đây, năng suất cà phê chỉ đạt 1,5 - 2 tấn thì này đã tăng lên 2,5 - 3 tấn cà phê nhân trên một ha; lúa nước đạt 3 - 4 tấn ha. Với đức tính cần cù, chịu khó nên đến nay, nhiều hộ cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Ông Sùng Minh Trường, thôn 5, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, cho biết thêm: “Làm lúa hằng năm cũng đủ ăn, mỗi vụ gia đình tôi thu đến 30 bao lúa, không cần mua thêm, cũng không thiếu đói, lo được cho con cái học hành đến nơi, đến chốn”.

Người dân mở các của hàng tạp hóa, cơ sở cung cấp cây giống, tiệm sữa chữa xe máy, cơ sở thu mua nông sản. Nhiều hộ đã đầu tư làm hệ thống điện mặt trời để có điện dùng. Các điểm sinh hoạt văn hóa luôn có nguồn điện thắp sáng. Các em thiếu nhi cũng tạo cho mình các sân chơi thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian.

Đánh giá về những thay đổi ở điểm tái định cư Đạ M’bô, ông Trương Quốc Khánh – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, cho biết từ ngày UBND tỉnh đồng ý cho tách khu dân cư tại tiểu khu 176 ra thành thôn mới, kết hợp với chương trình xây dựng NTM thì vùng đất này đã đổi thay nhanh chóng.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.