| Hotline: 0983.970.780

Khởi tố vụ án tai nạn đường sắt ở cầu Ghềnh

Thứ Ba 08/02/2011 , 18:31 (GMT+7)

Liên quan đến vụ tàu hỏa gây tạn nạn giao thông cực kỳ nghiêm trọng trên cầu Ghềnh (NNVN online đã đưa tin), cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định khởi tố vụ án với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến vụ tàu hỏa gây tạn nạn giao thông cực kỳ nghiêm trọng trên cầu Ghềnh (NNVN online đã đưa tin), sáng 7/2 (mùng 5 Tết Tân Mão), cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định khởi tố vụ án với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Một ô tô bị tàu húc nát phần đầu.

Lái tàu và phụ tàu cùng tổ gác chắn 5 người trên cầu Ghềnh đã bị cảnh sát tạm giữ. 5 người có liên quan đến vụ án là các nhân viên trong kíp trực chắn 2 đầu cầu gồm Trần Viết Hải, Nguyễn Văn Lương, Bùi Văn Thuấn, Trần Văn Thời (nhân viên gác chắn 2 đầu cầu Ghềnh) và Vũ Chí Hương (nhân viên làm nhiệm vụ tuần tra mặt cầu).

Vào lúc 19h34 phút ngày 6/2, trên cầu Ghềnh (thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) đã xảy ra vụ va chạm khốc liệt giữa tàu hỏa (số hiệu D19E-951, chạy hướng TP.HCM đi  Hà Nội, do lái tàu Nguyễn Văn Túy, sinh năm 1968 điều khiển) và 6 xe ô tô đang lưu thông trên cầu. Tai nạn xảy ra làm cha con ông Trần Ngọc Khải, anh Trần Ngọc Tuấn (ngụ ở KP6 phường Tân Mai, TP Biên Hòa) chết tại chỗ; 25 người bị thương nặng, 6 xe ô tô bị hư hỏng, trong đó có 2 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn.

Theo biên bản ghi nhận ban đầu của cảnh sát, nguyên nhân xảy ra tai nạn nghiêm trọng trên là nhân viên gác tàu chắn 3 và 4 thiếu trách nhiệm trong điều khiển đèn tín hiệu, để phương tiện lưu thông vào lòng cầu Ghềnh khi tàu đi qua.

Theo đó, khoảng 8h tối 6/2, tại km 1.760 phường Bửu Hòa (thành phố Biên Hòa), tàu D19E chạy trên cầu Ghềnh thì đâm vào một loạt ô tô đang lưu thông chiều ngược lại.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn cho  biết, theo lời khai ban đầu của lái tàu Nguyễn Văn Túy và trưởng tàu Đinh Ngọc Sơn với cơ quan công an, khi đến km 1.760, lái tàu thấy đèn tín hiệu màu xanh cho phép đoàn tàu được lưu thông. Nhưng ngay sau đó, anh Túy thấy trước mặt rất nhiều ôtô, cách đó khoảng 200 m. Lái tàu lập tức xử lý bằng cách hãm phanh khẩn cấp nhưng sự cố vẫn xảy ra.

Cũng theo ông Hòa, tín hiệu đường sắt thuộc khu vực này vẫn hoạt động tốt nên nhiều khả năng nguyên nhân tai nạn là do nhân viên gác chắn đã chủ quan.

Theo ông Nguyễn Xuân Hòa, Giám đốc Công ty quản lý đường sắt Sài Gòn, về nguyên tắc khi tàu sắp đến, nhân viên phía dưới phải hạ gác chắn để đảm bảo an toàn. Nếu có sự cố trên đường thì phải phát tín hiệu cảnh báo kịp thời. Đây là trường hợp hy hữu khi cả tàu và ôtô cùng lưu thông.

"Bước đầu nhân viên gác chắn nói đã làm đúng thao tác nghiệp vụ, tài xế tàu hỏa lại nói vẫn nhìn thấy tín hiệu cho phép thông tàu qua cầu. Vì thế nguyên nhân chính xác phải chờ cơ quan công an", ông Hòa nói.

Ông Đoàn Quang Tuấn, Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn cũng chung nhận định trên. "Sáng 7/2, cơ quan chức năng đã đưa đầu máy về xí nghiệp để kiểm tra lại tốc độ, giám định thiệt hại phục vụ điều tra", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Bùi Văn Thảo, tổ trưởng tổ phòng vệ cầu chắn khi trao đổi với cơ quan điều tra lại cho rằng, tín hiệu tại km 1.760 ở thời điểm xảy ra tai nạn đã không hoạt động.

Theo lãnh đạo Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn, anh Túy tài xế và anh Phú phụ lái tàu SE2 đều là nhân viên lâu năm. "Tổ lái nói đã phán đoán kịp thời, nhưng không thể dừng vì với đoàn tàu 14 toa, tương đương 600 tấn, muốn dừng được phải cách xa vật cản ít nhất 300 m", ông Bình nói.

Cũng theo vị lãnh đạo này, cầu Ghềnh còn gọi là cầu Đồng Nai 1 dài chừng 700 m, bình thường chỉ cho phép ô tô lưu thông một chiều theo hướng Bắc - Nam, nhưng khi xảy ra tai nạn, ngoài 5 ôtô từ Bắc vào còn có một ô tô từ Nam ra.

Sau khi sự cố xảy ra, ông Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã đến bệnh viện đa khoa tỉnh để xem xét tình hình và thăm hỏi các nạn nhân. Ông đã yêu cầu Giám đốc Sở Y tế và BGĐ Bệnh viện đa khoa tỉnh nỗ lực và ưu tiên cho việc cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn, đồng thời chỉ đạo Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa hỗ trợ khẩn cấp mỗi nạn nhân 2 triệu đồng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm