| Hotline: 0983.970.780

Khốn đốn vì những thông tin chưa có cơ sở

Thứ Sáu 28/12/2012 , 09:54 (GMT+7)

Việc một đàn heo ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang bỗng nhiên xảy ra hiện tượng cắn đuôi nhau đến chảy máu, cụt đuôi… đang gây xôn xao dư luận người dân nơi đây.

Đàn heo của ông Nguyễn Minh Sáng phát triển bình thường dù vẫn đang sử dụng cám Lái Thiêu

Việc một đàn heo ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang bỗng nhiên xảy ra hiện tượng cắn đuôi nhau đến chảy máu, cụt đuôi… đang gây xôn xao dư luận người dân nơi đây. Và trong khi cơ quan chức năng còn đang xác định nguyên nhân thì một DN thức ăn chăn nuôi là Cty TNHH Thức ăn Gia súc Lái Thiêu (Cty Lái Thiêu) đã phải “chịu trận” bởi những nghi vấn chưa có cơ sở.

Trại heo có hiện tượng trên là trại heo của ông Nguyễn Minh Quang ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc (Chợ Gạo, Tiền Giang). Theo ông Quang, khoảng từ đầu tháng 12 vừa qua, trong trại của ông đã bắt đầu xảy ra hiện tượng heo con cắn đuôi nhau chảy máu. Nhưng khoảng hơn 10 ngày nay, tình trạng đã trở nên nghiêm trọng khi hàng chục con heo con giống như là bị điên, cứ lao vào cắn đuôi nhau đến mức cắn đứt cả đuôi, có con còn bị cắn lòi cả ruột, máu chảy tùm lum...

Đây là lần đầu tiên, ông Quang thấy có hiện tượng này trong trại heo của mình. Trước tình hình đó, ông Quang đã báo cho các cơ quan chức năng, đồng thời ngưng sử dụng thức ăn của Cty Lái Thiêu (ông Quang đã sử dụng thức ăn Lái Thiêu từ 7 năm nay) cách đây khoảng 1 tuần.

Một điều đáng chú ý là theo lời ông Quang, nếu như trước đây, ông chỉ dùng thức ăn của Cty Lái Thiêu, nhưng cách đây khoảng 3 tuần, ông bắt đầu sử dụng cả thức ăn Bình Minh theo công thức xen kẽ giữa 2 loại thức ăn, tức là bữa này dùng thức ăn Lái Thiêu thì bữa khác dùng thức ăn Bình Minh. Nhưng sau khi xảy ra hiện tượng heo con cắn đuôi nhau hàng loạt, ông Quang chỉ ngưng thức ăn Lái Thiêu, mà vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn Bình Minh.

Cách đây mấy ngày, các cơ quan chức năng của tỉnh Tiền Giang như Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Chi cục Thú y…, đã tới trại heo của ông Quang để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả kiểm tra tại trang trại cho thấy không có bệnh truyền nhiễm. Các cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn ở trại heo này về xét nghiệm, nhưng lại chỉ lấy mẫu thức ăn của Cty Lái Thiêu. Và cho đến thời điểm này cũng chưa có kết quả xét nghiệm.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân heo con cắn đuôi nhau ở trại heo của ông Quang, thì một số phương tiện thông tin đại chúng đã vội đưa thông tin rằng các hộ chăn nuôi nghi ngờ nguyên nhân là do thức ăn của Cty Lái Thiêu. Một trang điện tử của một tờ báo lớn, có đăng tải một video clip về heo cắn đuôi ở trang trại ông Quang.

Trong đó, ông Quang có nêu ý kiến rằng từ tháng 7, khi ông sử dụng trở lại thức ăn Lái Thiêu cho đến nay, đã xảy ra nhiều sự cố đối với đàn heo, trong đó có hiện tượng heo bị “thần kinh” dẫn đến cắn đuôi nhau. Thế nhưng, khi trao đổi với NNVN về việc này, chính ông Quang lại nói rằng: “Tôi đâu có nói nguyên nhân là do cám gì đâu? Mấy báo đài cứ nói quá lên, khiến tôi thấy mệt mỏi quá rồi, không muốn tiếp xúc, trả lời báo đài nữa. Bây giờ tôi chỉ chờ xem cơ quan chức năng có kết luận nguyên nhân là vì cái gì thôi”.

Dẫu vậy, những thông tin trên đã khiến cho việc tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Cty Lái Thiêu lâm vào tình cảnh khó khăn trầm trọng. Ông chủ đại lý Trọng Liêm ở ấp Lương Phú B (gần nhà ông Quang), cho hay, việc tiêu thụ thức ăn Lái Thiêu hầu như chững lại. Nhiều hộ đàn heo chưa hề việc gì nhưng vì thấy báo đài nói vậy nên đâm lo, đã mang trả lại thức ăn Lái Thiêu cho đại lý. Ông Nguyễn Văn Tòng, Phó TGĐ Cty Lái Thiêu cho biết Cty đang bị tổn hại nặng nề tới uy tín, đời sống của công nhân trở nên khó khăn vì sản phẩm khó bán được…

Điều đáng nói là trong khi ở ấp Lương Phú B nói riêng và xã Lương Hòa Lạc nói chung, có rất nhiều hộ sử dụng thức ăn Lái Thiêu, nhưng đàn heo của họ lại không hề hấn gì. Ông chủ đại lý Trọng Liêm cho hay ông bán thức ăn Lái Thiêu cho nông dân trong xã đã gần 20 năm nay nhưng chưa hề xảy ra sự cố gì.

Bản thân gia đình ông Liêm cũng đang nuôi hàng chục con heo trong chuồng bằng loại thức ăn này. Ngay sau khi nhà ông Quang xảy ra chuyện heo con cắn đuôi nhau, gia đình ông Liêm vẫn tiếp tục cho heo ăn bằng thức ăn Lái Thiêu, và đến thời điểm này, đàn heo của gia đình ông vẫn bình an vô sự.

Ông Hồ Mộng Hải, chuyên viên Cục Chăn nuôi, cho hay, heo cắn nhau cũng thường xảy ra trong chăn nuôi heo trên thế giới. Vì thế, ở nhiều trại heo lớn, người ta thường cắt đuôi heo để chúng không cắn đuôi nhau.

Ngay cả những trại heo lớn khác ở trong tỉnh Tiền Giang, lấy cám Lái Thiêu cùng một đợt sản xuất với ông Quang, cũng vẫn đang tiếp tục sử dụng cám này mà đàn heo không có sự cố gì, vẫn phát triển bình thường. Có thể kể ra đây như trại heo của ông Nguyễn Minh Sang (ấp Tân Tỉnh, xã Tân Bình, huyện Chợ Gạo), trại heo bà Võ Thị Quyền (ấp Thông Thuận, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho)…

Trao đổi với NNVN, nhiều người nuôi heo lâu năm cho rằng heo con cắn đuôi nhau đến mức như thế có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tâm lý. Lão nông Võ Văn Chung, cũng ngụ ở ấp Lương Phú B, là người có kinh nghiệm nuôi heo trên 30 năm nay, chia sẻ: “Heo con khi đùa giỡn với nhau cũng có thể cắn đuôi nhau đến chảy máu. Nếu mình phát hiện kịp thời, đem con heo bị cắn chảy máu ra nơi khác, rửa sạch vết máu, băng bó lại, để trong chuồng heo không còn thấy mùi tanh của máu nữa, thì mọi việc sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu mình không phát hiện và xử lý như vậy, mùi máu từ con heo bị thương sẽ kích thích các con heo con khác, chúng sẽ hùa nhau lao vào cắn tiếp con heo đó và quay sang cắn xé lẫn nhau”.

Rồi ông Chung khẳng định: “Chưa rõ nguyên nhân mà đã vội đổ cho nhà sản xuất thức ăn là không nên”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm