| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 01/04/2014 , 08:49 (GMT+7)

08:49 - 01/04/2014

Khốn đốn vì tin đồn

Tin đồn về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội đang khiến người trồng xoài khốn đốn.

Thông tin về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội do một tờ báo chính thống đăng tải, rồi một số trang tin điện tử nhanh chóng đăng lại mấy ngày hôm nay đang khiến dư luận hoang mang. Nông dân trồng xoài thì lại một phen khốn đốn. Giá xoài rớt xuống chỉ còn chưa đến 10 nghìn đồng/kg.

Từ việc “nghe lỏm” câu chuyện của 2 chị bán hàng rong, PV báo này lập tức tìm hiểu tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên, với việc hỏi chuyện một chị bán hàng, một người bán nước cổng chợ. Thế rồi, thông tin về xoài ngâm hóa chất (mà không biết hóa chất gì, chỉ mỗi đất đèn) bỗng nhiên được đưa lên báo.

Xin được trích dẫn: “Phải tẩm ướp như thế thì dù mất nhiều ngày từ khi đóng gói đến khi bày bán quả vẫn tươi bóng, không xuống mã. Xoài Việt Nam quả nhỏ, xấu mã để vài hôm nếu không dùng thuốc thì núm quả có nhiều đốm đen khó bán, mà lãi lời cũng chẳng đáng là bao. Nhìn chung, xoài của ta hay Tàu cũng đều phải dùng thuốc giấm cả”…

Để tìm hiểu sự việc, một mặt, PV NNVN liên hệ lên cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), nơi nhập khẩu nông sản chính của Trung Quốc về Việt Nam, đồng thời, đến tận chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) để xác minh sự việc. Kết quả là không có một cân xoài Trung Quốc nào được nhập về…

Thực ra, đối với những người am hiểu về nông sản, đặc biệt là trái cây, khi đọc thông tin này, họ đều buồn cười. Bởi, mùa này Trung Quốc lấy đâu ra lắm xoài thế mà xuất sang Việt Nam, vì khí hậu của họ đâu có thích hợp cho trồng xoài. Họ còn đang phải nhập xoài Việt Nam cơ mà. Minh chứng trong danh mục các nhóm hàng hoa quả nhập khẩu về Việt Nam do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai cung cấp, không có lấy một cân xoài Trung Quốc nào.

Chợt nhớ, cách đây không lâu, tin đồn bắp (ngô) được nông dân trồng và luộc bằng hóa chất đã khiến người nông dân thiệt hại không nhỏ, người tiêu dùng hoang mang. Sau này, dù cho Bộ Y tế bác bỏ nhưng việc tung tin sai sự thật đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho SX.

Ngay cả con cá tra Việt Nam, loại thực phẩm giàu chất đạm mà lâu nay Việt Nam vẫn cung cấp hơn 95% nguồn cá tra thương phẩm cho thị trường thế giới bỗng dưng cũng bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho là có chất độc, bỗng dưng bị đưa vào danh sách đỏ rồi được khuyến cáo không nên ăn. Mà tổ chức đưa ra cái gọi là tuyên bố này lại chưa bao giờ đến Việt Nam, chưa bao giờ nhìn thấy các ao nuôi cá tại Việt Nam, chỉ là nghe lại từ một Cty thứ ba.

Ấy cũng chính là một loại tin đồn nhảm thất thiệt nguy hại. Dẫu rằng chỉ trong ít ngày tổ chức WWF đã kịp thời đến Việt Nam để nhận lỗi, sửa sai, trả lại con cá tra về giá trị đúng của nó, thế nhưng thông tin thất thiệt như thế đã làm nhiều người nuôi cá hoang mang, khiến các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các đơn vị cơ quan liên quan phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức để chứng minh một sự thật đã hiển nhiên từ bao lâu nay.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm