| Hotline: 0983.970.780

Khốn khổ với rác thải ở ngoại thành

Thứ Hai 09/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhiều lần đi ra các huyện ngoại thành của Hà Nội, tôi quan sát thấy có rất nhiều bãi rác tự phát do người dân mang ra đổ ở những mương thoát nước, ao, vũng nơi đồng lúa, bìa làng.

Rác thời hiện đại thì có cả trăm ngàn vạn thứ. Nào thì chăn, mền, chiếu rách, túi nilon, nào thì các loại rác sinh hoạt hàng ngày cho tới cả xác súc vật người ta cũng mang ra đổ ở các bãi rác lộ thiên như thế.

Lâu dần, các bãi rác ấy cứ nhiều lên và sự tích tụ của ô nhiễm là đáng báo động vì những nơi này là ổ trú ngụ của rất nhiều dịch bệnh. Vì là các bãi rác tự phát nên cứ chỗ này đầy rồi, chỗ kia nhiều rồi là người ta lại kiếm thêm một chỗ khác để đổ rác, chính vì lẽ đó mà số lượng những bãi rác ở các huyện ngoại thành ngày càng phình to ra, và nó nhiều lên tới mức khó lòng thống kê nổi.

Chị Lê Thị Hà, sống ở ven quốc lộ 3, thuộc địa phận huyện Đông Anh than thở: “Cách nhà tôi chưa đầy 100m từ hơn một năm nay xuất hiện một bãi rác to tướng. Vài xã lân cận họ thu gom trong dân rồi mang ra đổ ở cái hố đó. Ruồi bâu, nhặng bấu rình rình cực kỳ ô nhiễm. Những hôm gió to mà mở cửa sổ thì không thể chịu nổi…”.

Cùng chung cảnh ngộ như chị Hà, bác Trần Văn Nam ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm phàn nàn: “Dọc con đường từ quốc lộ 5 vào xã tôi phải có tới gần chục bãi rác lớn nhỏ. Cứ ven mương, ven bờ ruộng là người ta đổ, thậm chí nhiều nhà có ruộng ven đường cũng bị người ta đổ trộm rác, phế thải vào. Phần lớn số rác thải đổ tại những bãi rác tự phát ấy là do xã chưa có chỗ nào để chôn lấp nên mang ra đổ tạm. Tình trạng này chẳng nhẽ cứ… tạm mãi?...”.

Qua tìm hiểu từ một số nơi, chúng tôi thấy quả là hiện tại lượng rác sinh hoạt hàng ngày mà người nông dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội xả ra là rất lớn, trong khi Công ty Môi trường đô thị lại chưa thể “vươn” xa ra hết được các vùng xa trung tâm nội đô. Chính vì thế nên, cứ bạ đâu người dân đổ rác ra đó.

Được biết, cũng đã có rất nhiều địa phương tự đứng lên thành lập đội thu gom rác thải hàng ngày, nhưng lượng rác thu gom được đó cũng chẳng biết mang đổ đâu, chôn lấp ở đâu nên người ta vẫn phải mang ra các mương máng, ao, vũng… quanh làng, quanh đồng ruộng để đổ tạm.

Vẫn biết rằng, rác là do chính người nông dân thải ra, nhưng chính họ cũng đã và đang phải trực tiếp gánh chịu hậu quả vì sự ô nhiễm từ chính các bãi rác tự phát đó. Vấn đề quả là cực kỳ bức xúc và nan giải, nó đòi hỏi chính quyền thành phố nói chung và chính quyền các quận, huyện nói riêng cần nhanh chóng đưa ra một giải pháp lâu dài cho rác thải ở ngoại thành để người dân không còn phải sống trong môi trường ngột ngạt, ô nhiễm…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất