| Hotline: 0983.970.780

Không cầm nổi nước mắt nơi người dân màn trời, chiếu đất

Thứ Sáu 22/09/2017 , 09:50 (GMT+7)

Ông Đinh Văn Nam - Chủ tịch UBND xã Yên Hóa cho hay, ngoài 11 nhà dân bị sập hoàn toàn, còn có 233 nhà bị hư hỏng nặng và 763 nhà bị tốc mái.

Vợ chồng ông Đinh Xuân Minh, 60 tuổi, trú thôn Tân Tiến, xã Yên Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), đang cặm cụi thu dọn những thứ mà cơn bão đã tàn phá. Ông nghẹn lòng: “Căn nhà gỗ 3 gian chắc chắn của tôi giờ chỉ còn đống hổ lốn này. Giờ che chắn căn lều ở tạm, chẳng biết đến khi mô mới làm lại được nhà mới”.

Cách nhà ông Minh chỉ mảnh vườn nhỏ là nhà của vợ chồng anh Đinh Trung Giáp, Nguyễn Thị Vân. Hai vợ chồng lấy nhau được 7 năm, chị Vân đang bụng mang dạ chửa chuẩn bị đón cháu bé thứ hai chào đời. Năm ngoái, vợ chồng vay mượn người thân và ngân hàng mới đủ tiền mua và dựng được căn nhà gỗ 3 gian. Bão tràn qua, xoay tròn căn nhà rồi đẩy dúm lên vạt vườn trước mặt. Cả nhà chạy trong bão lên trường học tá túc. Trời nắng khét, chị Vân tranh thủ phơi mớ áo quần của cả nhà và chọn lại mấy tấm ngói còn lành lặn để xếp lại.

15-15-16_1
Thu dọn nhà bị sập đổ

“Tiền nợ làm nhà từ năm ngoái còn 45 triệu đồng. Chừ thì nhà chỉ là một cây cột gãy. Em thì sắp sinh rồi. Răng mà ông trời nỡ đày đọa nhà tui như rứa”, chị nói, nước mắt lăn dài.

Cả xã Yên Hóa nhà nào cũng bị hư hỏng, tốc hết mái, có 11 nhà bị sập nát hoàn toàn. Nhà thì dựng tạm túp lều, nhà kiếm được tấm bạt dù che kiểu lều dã chiến cả nhà tá túc. Nhà anh Cao Bình Luận (SN 1988, ở thôn Tân Tiến, xã Yên Hóa) cũng tan hoang theo cơn bão. Căn nhà 2 gian lợp ngói sập đổ hoàn toàn. Anh Luận kể: “Lúc bão xảy ra, cả nhà may chạy kịp qua nhà người thân để trú. Khi nhà bị bão cuốn sập thì tài sản cũng bị tan nát hết, chỉ còn lại mấy cái nồi nhôm thôi”.

15-15-16_2
Tài sản còn lại

Theo anh Luận, cơn bão lớn năm 2013 tràn qua, nhưng căn nhà chưa bị gì. Đến cơn bão này thì tan tành. “Gần tuần nay, cả nhà đang ở nhờ nhà hàng xóm. Chưa biết tính sao đây. Làm lại căn nhà thì ít nhất mất 30 - 40 triệu đồng. Tiền bây giờ không có, vay ngân hàng cũng không được, thật bế tắc”, anh Luận lắc đầu buồn bã.

Nhà anh Đinh văn Linh (thôn Tân Lợi) ở gần cuối xóm nên càng hiu quạnh. Khi chúng tôi đến, gọi mãi chẳng có ai thưa. Hàng xóm cho biết, hai vợ chồng đi dọn nhà cho người ta để lấy công. Căn nhà gỗ vẫn nằm thành đống ở góc vườn. Trên nền sân xi măng để bề bộn các loại vật dụng mà giá trị chỉ là đồ đồng nát. Gần trưa, anh Linh mới chạy về. Anh nói, phải đi dọn nhà người khác để lấy tiền ăn hàng ngày cái đã.

15-15-16_3
Nhà anh Đinh Văn Lịch

Gia đình anh Linh là hộ nghèo của xã. Cách đây 5 năm, anh vay ngân hàng và tích cóp từ công việc làm thuê, làm mướn để dựng được căn nhà với 60 triệu đồng. Vậy mà chỉ một giờ sau cơn bão, toàn bộ tài sản của đôi vợ chồng trẻ tiêu tan.

Ông Đinh Văn Nam - Chủ tịch UBND xã Yên Hóa cho hay, ngoài 11 nhà dân bị sập hoàn toàn, còn có 233 nhà bị hư hỏng nặng và 763 nhà bị tốc mái. Những hộ có nhà tốc mái đang tự khắc phục. Những hộ nhà sập, trước mắt chúng tôi huy động mọi lực lượng đến dọn dẹp lại, động viên gia đình và kêu gọi tinh thần hỗ trợ từ anh em, bà con hàng xóm...

15-15-16_4
Nhà nát sau bão
15-15-16_6
Chị Vân chọn lại những tấm ngói lành
15-15-16_7
Ông Minh: “Giờ chịu cảnh màn trời chiếu đất”
15-15-16_8
Nhà anh Đinh Văn Luận
15-15-16_9
Tài sản gia đình anh Cao Xuân Lai trong túp liều bạt

 

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.