| Hotline: 0983.970.780

Không có chuyện cấp phép kiểm dịch 40 nghìn tấn mật ong trong 6 năm

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:27 (GMT+7)

Việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra.

* Suy diễn không có căn cứ của Hội Nuôi ong Việt Nam

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh Thú y năm 2004: Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát.

Căn cứ quy định của Pháp lệnh Thú y, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 quy định cụ thể số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện. Tại quyết định này có quy định khi vận chuyển trên 50 đàn ong mật và trên 200 kg mật ong ra khỏi huyện mới phải kiểm dịch.

Quy định này cũng phù hợp để truy xuất nguồn gốc, phát hiện nguy cơ để có biện pháp xử lý dịch bệnh kịp thời và quy định này đã thông báo cho các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mật ong từ VN. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho VN xuất khẩu được sản phẩm mật ong sang các nước.

Chính vì vậy, cuối năm 2012 Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu đã cho phép mật ong của VN xuất vào thị trường này, và các nước khác cũng nhập khẩu mật ong từ VN tăng lên. Kết quả năm 2013, VN đã xuất trên 40 nghìn tấn mật ong sang các nước (gấp đôi so với năm 2012) và 9 tháng đầu năm 2014 đã XK được trên 40 nghìn tấn mật ong sang châu Âu và các nước khác.

Ngay sau khi có thông tin từ Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị, ngày 16/10 Cục Thú y đã gửi công văn cho Hội Nuôi ong VN đề nghị cung cấp thông tin cụ thể xem tỉnh nào, trạm kiểm dịch động vật nào cấp phép vận chuyển mật ong chỉ có một ngày, gây phiền hà cho DN để xem xét, phối hợp xử lý theo quy định? Tuy nhiên cho đến nay Cục Thú y vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi. Cũng trong ngày 16/10, Cục Thú y đã gửi công văn cho 63 tỉnh, thành đề nghị báo cáo cụ thể về số lượng đàn ong, mật ong đã thực hiện kiểm dịch vận chuyển trong năm 2014.

Theo báo cáo của các Chi cục Thú y: Đối với việc kiểm dịch vận chuyển ong mật: Trong năm 2014 chỉ có khoảng 12 tỉnh nuôi ong trọng điểm ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác, với số lượng hơn 400 nghìn đàn ong trên tổng số gần 3 triệu đàn và mỗi lần vận chuyển khoảng 300 đàn ong/lần. Như vậy cơ quan thú y địa phương chỉ cấp khoảng 130 giấy chứng nhận kiểm dịch để vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác; 

Đối với việc kiểm dịch vận chuyển mật ong: Duy nhất chỉ có 2 tỉnh (Đăk Lăk và Gia Lai) thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong với số lượng hơn 6 nghìn tấn mật ong từ đầu năm đến nay, đồng thời chỉ cấp khoảng 600 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển mật ong từ các tỉnh này đến các nhà máy chế biến mật ong ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai… để chế biến XK (bình quân khoảng 10 tấn mật ong/lô hàng và chỉ cấp 1 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển); không phải là cấp giấy phép vận chuyển và chỉ cấp có 200 kg/giấy chứng nhận kiểm dịch, với thời hạn 1 ngày như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị. Còn đối với các tỉnh khác không thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong, vì các DN cũng không khai báo đăng ký kiểm dịch với các cơ quan thú y địa phương.

Như vậy, việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra hàng trăm nghìn giấy chứng nhận kiểm dịch phải cấp và thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch phải mất tới 6 năm, trong khi đó từ đầu năm đến nay đã XK sang các nước được trên 40 nghìn tấn mật ong.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm