| Hotline: 0983.970.780

Không có chuyện tượng đài chiến thắng ở Bắc Kạn bị sập, đổ!

Thứ Năm 10/08/2017 , 19:37 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN chiều 10/8, ông Nguyễn Văn Du, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn khẳng định:

“Không có chuyện Tượng đài chiến thắng tỉnh Bắc Kạn bị sập đổ, một số thông tin trên một số trạng mạng xã hội đăng tải trong ngày hôm nay là không đúng bản chất sự việc, tạo ra dư luận xấu”.

17-47-07_1
Một phần tượng bị gãy đổ gây tai nạn cho cháu Chân

Ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, cũng cho biết, việc cháu Chân leo trèo lên  tượng, làm gãy đổ phần trên của bức tượng là có thật nhưng đó là tai nạn rủi ro chứ không phải tượng đài bị đổ sập như thông tin nêu.

Câu chuyện xây Khu tượng đài chiến thắng Bắc Kạn diễn ra như sau: Năm 2000 dự án bắt đầu được triển khai, đến năm 2015 thì có 2 trong 4 phần việc của khối Tượng đài chiến thắng Bắc Kạn đã được đưa về để tạm tại sân Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn (vì Bắc Kạn chưa bố trí được nơi để tượng đài). Vì thế, việc gắn keo để giữ các khớp, khủy của các thân tượng cũng rất sơ sài, với mục đích còn tháo gỡ để di chuyển đến nơi khác (khi thống nhất được chỗ đặt).

Theo thiết kế, Dự án Tượng đài chiến thắng Bắc Kạn bao gồm 4 hạng mục: Tháp chính cao 21m, 2 cụm tháp nhỏ 2 bên và một bức phù điêu ở phía sau dài 60m. Tháp chính và 2 tháp nhỏ được đục bằng đá, bức phù điêu được làm bằng sứ, với tổng dự toán là 29 tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Hoan - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bắc Kạn, thành viên thực hiện dự án này từ ngày đầu tiên cho biết: Ban đầu tỉnh giao cho UBND thị xã Bắc Kạn làm chủ đầu tư, sau đó thị xã không làm được mới chuyển chủ đầu tư cho Sở Văn hóa - Thể thao, lúc đó tôi làm giám đốc. Khi sở cũng không làm nổi vì liên quan rất nhiều thứ ngoài sức mình, lúc đó trực tiếp UBND tỉnh Bắc Kạn làm chủ đầu tư.

Cũng theo ông Hoan, việc nghiệm thu đã diễn ra từ lâu nhưng do Bắc Kạn lúc đó chưa tìm được chỗ đặt phù hợp nên chưa đưa về; một phần nữa cũng là do tỉnh chưa trả hết tiền nên phía nhà thầu chưa cho đem về, đành phải để tại xưởng của nhà sản xuất tại tỉnh Ninh Bình. Mãi đến năm 2015, sau khi có nhiều ý kiến về việc “cứ đưa một phần tượng đài về chào mừng ngày thành lập TP. Bắc Kạn”, thì tỉnh Bắc Kạn mới đưa được 2 tháp nhỏ của tượng đem về để tạm ở sân Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn với mục đích cho mọi người biết về dự án này “đã có sản phẩm” và hiện tại chưa thống nhất được chỗ đặt khu tượng đài nên các tháp chính chưa thể đem về...

Sự việc hy hữu xảy ra vào buổi tối ngày 9/8. Lúc đó ở quanh chân tượng có rất nhiều trẻ em nô đùa, một số lớn hơn thì leo trèo lên chân khối tượng để chụp ảnh. Đúng lúc đó cháu Lường Văn Chân (12 tuổi, tổ 11a, phường Sông Cầu, TP. Bắc Kạn) cùng bạn trèo lên chân tượng, tay cháu bám vào khủy tay tượng thì bất ngờ nửa trên của tượng đổ, rất may không đè lên người, cháu bị đầu tượng trượt qua đầu gối, chỉ lên viện điều trị vết thương rồi về ngay.

Việc xây cụm Tượng đài chiến thắng Bắc Kạn vẫn là câu chuyện dài bởi dự án này bị gặp trục trặc ngay từ lúc triển khai thiết kế, đến việc thiếu nguồn vốn. Chính sự dàn trải về vốn nên từ khi triển khai đến ngày đưa tượng về Bắc Kạn là hơn 15 năm và hiện nay vẫn chưa xong...

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.