| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược giống: Què quặt và tự “ăn thịt” mình

Không có giống tầm quốc gia

Thứ Ba 24/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Những cường quốc về xuất khẩu gạo, nhắc đến Ấn Độ người ta nhớ ngay đến Basmati, nhắc đến Thái Lan người ta không thể quên Khao Dawk Mali, còn nói đến Việt Nam người ta không biết nhắc giống gì cụ thể./ Ép đẻ non, đẻ vô tội vạ

Công nhận giống kiểu xuê xoa

Cũng bởi không có giống đặc thù mang tầm thương hiệu quốc gia nên giá trị xuất khẩu của hạt gạo Việt luôn thấp hơn mồ hôi, nước mắt nông dân đã đổ ra trên đồng ruộng…

Hiện đang tồn tại song song hai hệ thống làm giống. Một hệ thống làm giống để có thể bán được cho dân dùng (doanh nghiệp) và một hệ thống làm giống để thanh toán được tiền đề tài nhà nước. Hai mục tiêu khá khác nhau dù công đoạn cuối cùng tạo ra giống.

Một anh nếu không có giống được nông dân chấp nhận thì chết. Một anh nếu không có giống để trả bài cho nhà nước cũng chết nốt. Vậy phải làm sao? Đem câu hỏi đó ngỏ với PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - Viện Sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), người nổi tiếng trong làng giống với sự kiện “bom tấn” bán bản quyền lúa lai 10 tỉ đồng.

Bà ngán ngẩm bảo cách “trả bài” lâu nay từng bị kiến nghị nhiều nhưng không nhận được sự quan tâm nào cả. Cách quản lý đề tài và hướng tạo giống này khiến cho khi nêu đề tài mới ra người viết cố gắng tìm cách thuận lợi nhất, nhẹ nhàng nhất cho mình trả bài đúng thời gian quy định.

Nếu là kinh phí tự trang trải, khi nhà khoa học nêu ra một vấn đề cốt chỉ để tạo được giống tốt, bán được bản quyền hoặc ít ra cũng phải bán được giống, lấy tiền nuôi quân.

Làm giống để bán sẽ không bị hạn chế thời gian kiểu như 3 năm, 5 năm bắt buộc phải ra được sản phẩm mới, còn làm giống để hoàn thành đề tài phải tính toán căn cơ sao cho trong khoảng thời gian ấy được hội đồng chấp nhận (chứ không hẳn là nông dân chấp nhận).

Hội đồng chấp nhận phần lớn bằng số liệu lý thuyết cộng thêm ít số liệu của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia chứ ít có thông số thực tiễn.

“Nghiên cứu hiện nay chưa gắn với thị trường nên mới có chuyện làm ra những sản phẩm xã hội không cần. Nên gắn với thị trường bằng cách giống nào có doanh nghiệp mua hoặc chuyển giao được cho các địa phương thì nhà nước mới thanh toán. Bản thân Cty chúng tôi rất cần mua giống, đã nhận được nhiều lời chào hàng từ các Viện nhưng mấy năm nay chưa có gì thực sự nổi trội nên không đặt vấn đề mua”, ông Đỗ Bá Vọng - Phó Tổng giám đốc Cty CP Giống cây trồng Trung ương.

Thời gian để tạo ra được một giống lúa mới thường kéo dài cỡ 10 năm trong khi đề tài chọn tạo hiện nay tối đa đóng khung 5 năm thậm chí chỉ 3 năm. Thời gian ngắn buộc nhà khoa học chỉ chăm chăm ra giống có số liệu đẹp hơn đối chứng một tí để được công nhận tạm thời là được.

Hơn ở đây là hơn trong 10m2 thí nghiệm ba lần nhắc lại, hơn trong khảo kiểm nghiệm chứ chưa hẳn là hơn trong cọ xát thực tiễn. Thế rồi đề tài được khép lại để tác giả viết đề tài mới khác.

Nếu giống công nhận tạm thời mà tốt nhóm tác giả sẽ cố gắng xin tiếp dự án sản xuất thử để được công nhận chính thức. Sản xuất thử ở mức tối thiểu mà Nhà nước yêu cầu thôi chứ không cần thiết phải sản xuất thế nào để bung giống ra diện rộng cho nông dân mua.

“Nếu ai thật sự có lương tâm sẽ cố gắng làm đến cùng còn những người học việc hoặc không có lương tâm sẽ tìm cách lách. Số này chiếm một lượng kha khá. Tôi cũng hay ngồi hội đồng công nhận giống. Có một xu hướng, thôi thì tác giả đã làm đề tài thế này, báo cáo số liệu thế này mà không cho qua cũng băn khoăn, áy náy. Phải dĩ hòa vi quý, cho qua hết là vui vẻ cả làng”, bà Trâm nói thật lòng.

Những người từng làm đề tài về sau biết cách hội đồng nghiệm thu thế nào nên khi viết đề tài mới sẽ có nhiều cách lách để “trả bài” hơn người lớ ngớ bắt đầu.

“Ăn đong” vật liệu

Nguồn vật liệu đối với nhiều cây trồng hiện nay tương đối nghèo nhưng riêng với lúa lại khá dồi dào. Việt Nam là nơi có nhiều vật liệu lúa được thu thập, có cả Trung tâm quỹ gen quốc gia. Tuy nhiên chúng ta chưa khai thác một cách nghiêm túc nguồn vật liệu đã thu thập được này.

14-32-16_dsc_9420
Chưa có chính sách trọng dụng người tài

Thường thì các giống địa phương, tập đoàn lúa hoang dại hay những giống thuộc loài phụ xa nhau cần có thời gian khai thác rất lâu nên các nhà khoa học nội có xu hướng nhập vật liệu của nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)…

Mỗi nơi nhập được một ít, mỗi người nhập một ít, tất cả đều nhằm mục đích khai thác thế nào cho thật gọn nhẹ, nhanh chóng.

“Phần lớn các nhà chọn giống đang khai thác theo xu hướng ăn sẵn các vật liệu người ta đã làm ở các nước rồi về mình chỉ thuần hóa đi. Thuần hóa là tốt nhưng nó lại không độc đáo, ít khi có tiến bộ vượt bậc được”, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm.

Theo như bà Trâm, cách làm này khiến tính đa dạng di truyền không cao, không thể nào ra được cái mới hơn hẳn giống của nước ngoài được vì ta luôn đi theo, đi sau họ. “Vật liệu nhân dân” kiểu vậy thường không có loại tốt: Khai thác tủn mủn chứ không có chiến lược nhưng khi báo cáo đề tài rất ghê gớm nào là lai chuyển gen, backcross, gen nọ, gen kia.

Thông thường đó là xu thế của những người làm đề tài để nhận học vị tiến sĩ, thạc sĩ. Để cho luận văn, luận án thêm hoành tráng họ phải “đông tây y kết hợp", có cả phương pháp truyền thống lẫn hiện đại thuyết phục thầy cô.

Thực tế nhiều trường hợp rõ ràng có gen mới nhưng kiểm chứng biểu hiện của gen trong thực tế lại chưa nghiêm túc. Có khi gen chỉ biểu hiện trong điều kiện nhỏ quy mô phòng thí nghiệm còn ra ngoài sản xuất, lắm áp lực sâu bệnh, thời tiết, lại thành xôi hỏng, bỏng không.

Thế mà nhà khoa học cứ xưng xưng tuyên bố này, tuyên bố nọ chỉ khiến nông dân lãnh đủ hậu quả.

Cứ như thế nghiên cứu về giống thoái bộ dần dần không thể nào ra được sản phẩm thực sự tốt. Cách quản lý kiểu này tiền vào túi một số người chứ không phải nuôi hết đề tài.

Thứ nhất là tiền quay trở lại một phần cho quản lý bên trên theo kiểu anh cho đề tài, tôi phải lại quả bao nhiêu phần trăm. Rồi thì cá nhân các nhà khoa học qua kiểu thanh toán như thế cũng giữ lại cho mình một phần. Trong cùng một đơn vị, nhóm nào giỏi xin được đề tài thì đời sống “tươi”, hoạt động mạnh, còn nhóm nào không có đề tài vẫn có lương nhà nước trả để sống qua ngày.

Nhà nước tại sao không áp dụng khoán giống? Tức là tôi tính chọn giống năng suất thế này, chất lượng thế này sẽ hết bao nhiêu tiền rồi Nhà nước cho tiền. Bà Trâm trăn trở.

Giống sau này nghiên cứu ra sẽ phải đáp đúng yêu cầu như thế. Thanh toán kiểu lặt vặt, thủ tục hàng năm như hiện nay cái gì cũng phân khúc ra từng đoạn một thì không bao giờ có sản phẩm tốt. Nửa cái bánh mì vẫn là nửa cái bánh mì, còn một giống cây trồng nửa dơi, nửa chuột chỉ làm lãng phí tiền của Nhà nước mà thôi, không thể ra được SX.

“Nếu như tổ chức theo cách nuôi đội ngũ làm công tác tạo giống, cần gì cứ mua thật, nhà khoa học không phải tính toán “ăn” ở vật tư này một ít, “ăn” ở công lao động kia một ít, “ăn” ở thiết bị nọ một ít thì chắc chắn sẽ ra được sản phẩm tốt”, bà Trâm khẳng định.

Nhưng khi tôi phản biện lại rằng cứ “nuôi” trong 5 năm, 10 năm, 20 năm mà không ra sản phẩm thì sao? Bà chợt giật mình: “Ừ há”.

Giống nghiên cứu bởi các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa mở rộng được ra SX có nhiều lý do.

Thứ nhất là đặt hàng các tiêu chí chưa cụ thể.

Thứ nhì là quy trình sàng lọc đánh giá khảo kiểm nghiệm có lỗi nên công nhận cả những giống chất lượng tàng tàng.

Thứ ba là áp lực đã có đề tài là phải có sản phẩm.

Thứ tư chậm nắm bắt những vấn đề mới của sản xuất, của thị trường.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm