| Hotline: 0983.970.780

Không để bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong thêm

Thứ Ba 25/07/2017 , 07:30 (GMT+7)

Chiều 24/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ và sốt xuất huyết (SXH).

61/62 tỉnh, thành có bệnh nhân

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện cả nước có 61/62 tỉnh thành ghi nhận bệnh nhân SXH, trong đó 26 địa phương có số mắc cao hơn cùng kỳ năm 2016. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, mọi bệnh nhân mắc bệnh phải cứu chữa kịp thời, không để bệnh nhân tử vong thêm, không được để bệnh nhân nằm ghép, bệnh nhân phải được đón tiếp tử tế.

sot-xut-huyet-1165354261
Bệnh nhân cần đề cơ sở y tế khám, điều trị

Đối với các cơ sở y tế, Bộ trưởng cho rằng phải phòng lọc bệnh nhẹ. Nếu bệnh nhân nhẹ chỉ giảm sốt thì xuống tuyến nhẹ hơn. “Không phải bệnh nhân nào vào viện cũng nhận vì quá tải điều dưỡng không theo dõi được bệnh nhân từ truyền dịch. Vì quá đông bệnh nhân gây lây nhiễm chéo, không được để nằm ghép, quá tải, phải phân tuyến kỹ thuật. Bệnh viện trung ương phải chuyển xuống bệnh viện của thành phố, huyện. Bệnh nhân bị sốt độ 3 độ 4 mới lên tuyến trên, không để bệnh nặng nằm với nhẹ”, bà Tiến nhấn mạnh.

Bộ trưởng chỉ đạo trong thời gian tới tập trung tập huấn nhanh về phác đồ điều trị sốt xuất huyết, giảm tối đa tử vong, luôn sẵn sàng thuốc, đủ nguồn lực để tránh tử vong, không gây hoang mang. Không để khi bệnh nặng mới vào viện, hạn chế người nhà vào viện.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh, PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết hiện nay ở miền Bắc số bệnh nhân chỉ tập trung tại Hà Nội với tỷ lệ 53,7/100.000 dân. Trong đó Đà Nẵng là 473,4/100.000 dân, TP.HCM là 137,5/100.000 dân. Trung bình cả nước là số mắc là 48/100.000 dân.
 

"Nóng" Hà Nội và TP.HCM

Là một trong những địa phương có số mắc SXH cao, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trong tuần qua (từ 17-23/7), toàn thành phố đã ghi nhận thêm 1.389 bệnh nhân mắc SXH, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Theo đó, bệnh nhân tử vong thứ nhất là một người đàn ông 51 tuổi, lao động tự do (hiện làm nghề xem bói), cư trú tại Đào Tấn (phường Cống Vị, quận Ba Đình), có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, rung nhĩ.

Bệnh nhân mắc bệnh ngày 8/7, vào BV Vinmec ngày 10/7 rồi chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 12/7. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não, SXH Dengue nặng. Do bệnh nguy kịch, tiên lượng khó qua khỏi nên gia đình bệnh nhân xin ra viện chiều 13/7, 23h cùng ngày thì bệnh nhân tử vong.

Trường hợp tử vong thứ 2 do SXH tại Hà Nội trong tuần qua cũng là nam giới, 54 tuổi, lao động tự do, cư trú tại Trương Định (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai), có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 23/6, vào BV Bệnh Nhiệt đới trung ương ngày 28/6, chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn/ viêm phổi/ SXH Dengue nặng. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân tử vong ngày 13/7.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do SXH. Hiện gần 800 ổ dịch SXH trên địa bàn thành phố đã được khống chế (qua 14 ngày không xuất hiện thêm bệnh nhân mới), chiếm 80,1%. Tương tự tại TP Hồ Chí Minh số ca mắc SXH cộng dồn đến ngày 23/7 là 9.628 ca, tăng 14% so với cùng kỳ. Tại 17/24 quận, huyện có số ca SXH được nhập viện tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó quận 12 tăng tới 85%. Địa phương này cũng ghi nhận 3 trường hợp tử vong do SXH và một trường họp tử vong có yếu tố liên quan đến SXH.
 

Không tự ý điều trị tại nhà

Bệnh SXH đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm