| Hotline: 0983.970.780

Không gục ngã trước dịch “tai xanh”

Thứ Năm 27/05/2010 , 10:36 (GMT+7)

Có một chủ trang trại ở Hà Nam nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh mà gần 800 con lợn gồm lợn nái, lợn thịt và lợn giống siêu nạc vẫn “bình an vô sự”.

Ông Tống Văn Minh bên đàn lợn nái siêu nạc của gia đình
Thời gian qua, dịch tai xanh đã làm chết hàng loạt số lợn nuôi tại nhiều trang trại và hộ gia đình ở xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thế nhưng có một chủ trang trại nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh mà gần 800 con lợn gồm lợn nái, lợn thịt và lợn giống siêu nạc vẫn “bình an vô sự”. Đó là ông Tống Văn Minh, chủ trang trại lợn nái, lợn thịt siêu nạc Minh Thanh, thôn Hoàn Dương, xã Mộc Bắc.

Xã Mộc Bắc có 5 thôn thì 4 thôn đang bị dịch tai xanh hoành hành. Thời gian qua, dịch bệnh đã xoá sổ phần lớn số đàn lợn nuôi tại thôn Hoàn Dương. Có gia đình phải cay đắng nhìn trên 60 con lợn thịt và lợn con lăn ra chết và tiêu hủy. Bởi vậy, mấy ngày qua, tại khu vực trại nuôi lợn của gia đình ông Minh, “tình hình an ninh” luôn được đặt trong tình trạng báo động. Toàn bộ khu vực chuồng nuôi lợn cũng như khu vực xung quanh, cách chừng 100 m, không người lạ nào được bén bảng tới. Nhà ông hiện có 4 người thì đều thay nhau túc trực canh lợn, khi có khách hoặc người lạ vào chơi gia đình phải tiếp khách ở khu nhà riêng cách đó 1 khoảng cách an toàn.

Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn, ông Minh cho biết: “Năm nào cũng vậy, gia đình tôi phải thường xuyên tiêm phòng định kỳ cho lợn, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời điểm tình dịch bệnh dễ bùng phát. Ngoài ra, trong thức ăn của lợn hàng ngày, nhà tôi luôn phải bổ sung Vitamin C, Katosay...”.

Kinh nghiệm nhiều năm nuôi lợn siêu nạc của ông Minh, nếu chuồng nuôi không được chăm lo vệ sinh thường xuyên sẽ là nơi ủ các ổ dịch bệnh. Đến khi dịch bùng phát rất khó kiểm soát, dù có tiêu độc khử trùng xung quanh cũng khó tránh.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.