| Hotline: 0983.970.780

Không khí Hà Nội nồng nặc khói, bụi, hơi xăng dầu, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Thứ Năm 10/11/2016 , 07:05 (GMT+7)

Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường...

* Tôi thấy không khí Hà Nội nồng nặc khói, bụi, hơi xăng dầu… Liệu như vậy có ảnh hưởng đến dân chúng ở Thủ đô cũng như ở các thành phố lớn khác hay không?

Bạn Vũ Kim Thịnh (TX. Sơn Tây, Hà Nội)

Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cho thấy, trung bình trong một mét khối không khí ở Hà Nội có: 80 µg (mi-crô gram) bụi khí PM10, vượt tiêu chuẩn quy định 50 µg/m3; bụi khí SO2 cũng vượt tiêu chuẩn châu Âu 20 µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần. 

Nếu nhìn từ nguồn khí thải do hoạt động của các gia đình thì vùng môi trường trung tâm ở các khu phố cũ và phố cổ có mật độ phát ra chất thải cao nhất so với các vùng dân cư khác của thành phố.  Một nguồn phát sinh và thải lượng ô nhiễm không khí là từ 14 khu công nghiệp, đặc biệt là với lượng bụi và khí SO2.

Tuy đã có những biện pháp xử lý ô nhiễm, nhưng qua điều tra vẫn thấy khí thải công nghiệp xuất hiện nhiều hơn ở các khu công nghiệp mới: Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Đông Anh và Sóc Sơn. Một nguồn gây ô nhiễm trầm trọng khác là khí thải từ giao thông, trong đó 200.000 ô-tô và 1,9 triệu xe máy đã trở thành nguồn chủ yếu sinh ra ô-xít ni-tơ, khí CmHn, SO2 và bụi. 

Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người có thời gian sống tại thành phố hơn mười năm có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới ba năm. Tại một số khu vực, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mắc bệnh chiếm 72,6% và 43% người mắc bệnh mạn tính về tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt. 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môi trường như trồng 1 triệu cây xanh, làm hồ điều hòa, cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường. Cùng với đó, thành phố cũng sẽ đưa ra lộ trình giảm phương tiện cá nhân trong khu vực nội đô, cấm sử dụng than tổ ong…

Ông Chung đã đề nghị các chuyên gia Đức nghiên cứu để có đánh giá sát với thực tiễn, đưa ra các số liệu cụ thể về hiện trạng môi trường thành phố đồng thời đề xuất các giải pháp. Người đứng đầu chính quyền thành phố đặt hàng chuyên gia Đức giới thiệu những thiết bị quan trắc môi trường hiện đại nhất, thế hệ mới nhất thế giới để xây dựng các trạm quan trắc cố định và tự động trên địa bàn thành phố.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất