| Hotline: 0983.970.780

Không nên đưa nội dung bảo hộ giống vào Luật Trồng trọt

Thứ Năm 07/12/2017 , 09:52 (GMT+7)

Luật Sở hữu trí tuệ số 50 được Chủ tịch Quốc hội ký ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/7/2006.

Luật số 50 đã tương thích với Luật 1991, Công ước UPOV và việc ban hành luật này là một trong những điều kiện để Việt Nam gia nhập UPOV và nhờ vậy có đủ điều kiện cần thiết để Việt Nam trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Cho tới nay đã qua 11 năm thực hiện, Phần 4 về bảo hộ giống cây trồng đã phát huy hiệu lực với kết quả trên 1.100 đơn đăng ký, gần 600 bằng bảo hộ đã được cấp quyền trong đó hầu hết là các giống tốt đang đóng góp cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Việc sao chép một cách vụng về, không đủ quy định của một số nội dung ở Luật Sở hữu trí tuệ đưa vào Luật Trồng trọt, đặc biệt những hiểu sai về các khái niệm liên quan đến bảo hộ giống cây trồng trong Luật Trồng trọt sẽ làm khó khăn cho việc thực hiện hệ thống bảo hộ giống cây trồng. Nhân đây xin nói thêm là trong khu vực ASEAN, hệ thống bảo hộ giống cây trồng Việt Nam (Cơ quan khảo nghiệm và Cơ quan bảo hộ giống) được UPOV và nhiều quốc gia có kinh nghiệm về bảo hộ giống cây trồng đánh giá là mô hình thành công và là mô hình mẫu cho những quốc gia trong khu vực.

Những năm gần đây, nhiều quốc gia ASEAN đã cử cán bộ sang thực tập tại Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng. Từ 2016, tổ chức JICA của Nhật Bản đã đưa vào chương trình đào tạo cho khóa bảo hộ giống cây trồng học ở Việt Nam 10 ngày và ở Nhật Bản 3 tháng cho khóa đào tạo quốc tế do JICA tổ chức (gồm từ 8 đến 10 nước mỗi năm).

Bảo hộ giống cây trồng là một dạng sở hữu trí tuệ và đã được quy định đầy đủ ở hệ thống văn bản liên quan đến Sở hữu trí tuệ (SHTT). Nếu đưa vào Luật Trồng trọt (như Dự thảo 1) là không thể đầy đủ và nhiều điểm nhầm lẫn dẫn đến không thực hiện được. Xin hỏi nhóm biên soạn Dự thảo Luật Trồng trọt: Luật SHTT quy định nếu có quy định về sở hữu trí tuệ ở Luật khác mà khác với quy định của Luật SHTT thì áp dụng Luật SHTT, ở đây có nhiều quy định không đúng với Luật SHTT cũng như Luật 1991, Công ước UPOV mà Việt Nam là một thành viên, như vậy khi ban hành Luật Trồng trọt thì các quy định của Bảo hộ giống cây trồng áp dụng Luật nào? Đối với các nội dung được sao chép nguyên văn từ Luật SHTT thì có cần thiết hay chỉ để thêm trang cho Luật Trồng trọt vì khó viết ở các chương khác (có chương chỉ 2 trang với các nội dung quá sơ sài).

Mặt khác cần hiểu mọi đối tượng trong Luật Trồng trọt đều liên quan đến sở hữu trí tuệ như: Nhãn mác, tên thương mại, dữ liệu (giống, phân bón, hóa chất…), chỉ dẫn địa lý (với các giống được cấp chỉ dẫn địa lý), sáng chế hữu ích, bí mật kinh doanh… Thậm chí liên quan cả quyền tác giả mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý (báo cáo khoa học, quy trình sản xuất… đã được xuất bản thành ấn phẩm). Như vậy sao không đưa tất các đối tượng này vào.

Về các vấn đề liên quan sở hữu trí tuệ, chỉ đưa một điều dẫn chiếu sang hệ thống các văn bản thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ như sau và nên viết thể hiện tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như sáng chế, nhãn mác, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…, chẳng hạn:

“Điều… Các sản phẩm được cấp quyền sở hữu trí tuệ

Đối với các sản phẩm đã được cấp quyền bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, giống cây trồng…, việc sản xuất, lưu giữ, phân phối trên thị trường phải được thực hiện theo các quy định của hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ”.

Và như vậy điều này không nên để ở phần giống cây trồng mà ở phần quy định chung vì quy định như vậy sẽ đề cập đến các dạng sở hữu trí tuệ khác nhau.

Vì các lý do nêu trên, đề nghị không nên đưa các nội dung liên quan đến bảo hộ giống cây trồng vào Dự thảo Luật Trồng trọt.

(Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.