| Hotline: 0983.970.780

Không thể nhập!

Thứ Tư 06/07/2011 , 10:52 (GMT+7)

Không thể nhập!?

 

Trong khi lãnh đạo ngành Chăn nuôi tỏ ý muốn Chăn nuôi- Thú y về chung một nhà, thì ngành Thú y lại quyết liệt khước từ ý tốt đó. Thậm chí một cựu lãnh đạo ngành Thú y còn "chốt lại": Không bao giờ nên nhập Cục Thú y và Cục Chăn nuôi làm một.

 

Trao đổi quan điểm với NNVN xung quanh ý tưởng sáp nhập Cục Chăn nuôi và Cục Thú y, nguyên Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh quyết liệt cho rằng, không bao giờ nên thực hiện ý tưởng này.

Lật lại lịch sử, ông Quang Anh viện dẫn: So với Cục Chăn nuôi thì ngành thú y không những trên thế giới mà ở nước ta cũng có một lịch sử rất lâu đời, được hình thành từ những năm 1895, và kéo dài trong suốt thời kỳ thực dân Pháp còn đô hộ. Đến nay, lịch sử ngành thú y đã có 116 năm bề dày. Về nghiên cứu, ngay từ năm 1904, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập hẳn một Khoa Thú y, mở đầu cho ngành khoa học về thú y của nước ta. Hiện nay, ngành thú y nước ta cũng đã trực thuộc Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hẳn hoi.

Việc sáp nhập Cục Thú y và Cục Chăn nuôi làm một, thực ra không phải tới bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề, mà từ năm 1989 cũng đã sáp nhập một lần thành Cục Chăn nuôi- Thú y. Nhưng sau đó, đến năm 1993, lại buộc phải chia tách vì những vướng mắc trong điều hành. Cũng từ đó, Pháp lệnh Thú y năm 1993 ra đời, và đến năm 2004 được sửa đổi càng khẳng định vai trò độc lập không thể phủ nhận của ngành thú y.

 

Trong khi đó, ngành chăn nuôi nước ta, hay đúng hơn là Cục Chăn nuôi chỉ mới vừa thành lập gần đây, tổ chức non yếu, chưa hoàn thiện. Theo ông Quang Anh, nếu sáp nhập Cục Thú y và Cục Chăn nuôi làm một, thì tất yếu phải thành lập Tổng cục Phát triển chăn nuôi (PTCN). Tuy nhiên, thú y lại là lĩnh vực không giống như chăn nuôi, mà phải am tường sâu sắc về kỹ thuật và kiến thức chuyên ngành. Trong khi đó, chăn nuôi lại chỉ chủ yếu quản lý nhà nước về thức ăn và con giống là chính. Nếu sáp nhập, ngành chăn nuôi làm sao có thể lãnh đạo điều hành được ngành thú y ở trong một bộ máy thống nhất của Tổng cục Chăn nuôi được, khi mà họ không rành về chuyên môn? Đó là chưa nói, Chính phủ cũng chưa chắc đã tán thành việc sáp nhập và thành lập Tổng cục này.

 

“Vừa qua, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đi Thái Lan khảo sát, nói là Thái Lan tổ chức sáp nhập thú y và chăn nuôi làm một nên hoạt động hiệu quả. Nhưng ông Dương hiểu vậy là chưa đúng bản chất vấn đề của Thái Lan, bởi thực chất dù ở trong Cục Phát triển chăn nuôi, nhưng thú y của Thái Lan vẫn là một đơn vị hoạt động độc lập. Tôi không phủ nhận vai trò của Cục Chăn nuôi, nhưng việc sáp nhập sẽ làm cho việc điều hành công tác chuyên môn của các bên càng thêm khó khăn rối rắm mà thôi” – ông Quang Anh nhận định.

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS Tô Long Thành – GĐ Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ cho rằng: Lâu nay, việc Cục Chăn nuôi muốn sáp nhập với Cục Thú y, cái đó có lý của họ, bởi hệ thống ngành Thú y nhờ có lịch sử lâu đời, dù vẫn còn nhiều bất cập nhưng dù sao cũng đã hình thành được bộ máy từ cấp TƯ, tới tận huyện, cấp xã, thậm chí cấp thôn. Trong khi đó, Cục Chăn nuôi hiện nay cùng lắm thì mới chỉ có bộ máy ở cấp tỉnh, nằm trong Sở NN-PTNT mà thôi. Vì thế, Cục Chăn nuôi muốn nhập vào Cục Thú y thì sẽ có lợi thế là dựa được vào hệ thống tổ chức của ngành Thú y để phát triển. Còn Cục Thú y, dù có sáp nhập hay không, thì thực tế cũng đang càng ngày càng hoàn thiện và hoạt động tốt hơn, nên ngành thú y hiện nay không đặt vấn đề sáp hay không sáp nhập làm quan trọng.

LÊ BỀN (ghi)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm