| Hotline: 0983.970.780

Không thể ổn định khi thu không đủ chi

Thứ Ba 02/06/2015 , 19:57 (GMT+7)

Sáng 2/6, thảo luận tại hội trường về Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), nhiều ĐBQH cho rằng dự luật quy định làm cho chủ thể đi vay ít bị áp lực và ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay. 

Dẫn đến ngân sách nợ nần triền miên vì cứ lấy vay mới trả nợ cũ hết năm này qua năm khác.

17-35-01_dbqh-le-dinh-khnh-cho-rng-mot-nen-kinh-te-vi-mo-se-khong-vung-chc-khi-thu-khong-du-bu-chi
ĐBQH Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng, một nền kinh tế vĩ mô không thể ổn định vững chắc khi thu không đủ chi

ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) làm nóng nghị trường khi cho rằng, Khoản 3, Điều 7 trong dự Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) có sự mâu thuẫn. Băn khoăn của ĐB Mạo sau đó được nhiều ĐBQH đồng tình và bày tỏ quan ngại lên tiếng đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh sửa trước khi trình QH thông qua tại kỳ họp này.

Lập luận về sự mâu thuẫn trong điều khoản trên, ĐB Mạo nói: “Đọc chỉ có mấy dòng nhưng lại mâu thuẫn. Phần đầu nói là bội chi ngân sách chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển. Nhưng tiếp sau đó nguồn này cũng được trả nợ gốc đến hạn. Như vậy là chi cho cả 2 mục tiêu. Ghi như thế không rõ ràng”.

Vì lẽ đó, ĐB Mạo không đồng ý với quy định lấy khoản vay mới để trả nợ gốc đến hạn. Ông cho rằng, quy định như thế thì không thấy hiệu quả sử dụng vốn vay, che lấp sử dụng yếu kém của vốn vay, che lấp hoàn toàn yếu kém sử dụng nợ vay trước đây.

“Quy định này dẫn đến ngân sách nợ nần triền miên và không bao giờ cân đối được. Bởi vì, lấy vay mới trả nợ cũ, năm này qua năm khác. Quyết định như thế thì có bao giờ chúng ta thoát ra được khỏi nợ nần ngân sách, cứ nợ nần triền miên”, ĐB Mạo quan ngại.

Về vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (TP Hà Nội) cho rằng quy định như thế là không phù hợp. Vì như vậy thì ngân sách địa phương không thể giảm nợ.

Đồng tình với quan điểm của những người phát biểu trước, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cũng bày tỏ băn khoăn quy định tại Khoản 3, Điều 7 về vay bù đắp bội chi ngân sách.


Ảnh minh họa

Theo ĐB Khanh, quy định của luật hiện hành là vay bội chi ngân sách chỉ để bù đắp thiếu hụt do đầu tư phát triển, không có chuyện làm vào việc khác. Kỳ này chúng ta đưa hẳn vào luật (sửa đổi) để trả nợ lãi vay đến hạn, đi vay nợ mới về để đảo nợ thì rõ ràng là một bước thụt lùi trong làm luật.

Liên quan đến vấn đề này, ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) cho rằng, lâu nay kỷ luật tài chính của ta không nghiêm, vi phạm ở hầu hết các khâu. Từ lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, xảy ra ở tất cả các đơn vị được kiểm toán. Tình trạng chi tiêu lãng phí, tùy tiện không giảm. Do đó, nếu quy định không chặt chẽ trong dự luật lần này sẽ khó khắc phục được các hạn chế nói trên.

Về quy định vay bù đắp bội chi ngân sách, ĐB Huệ đồng ý với quan điểm của ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà và ĐB Đồng Hữu Mạo.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất