| Hotline: 0983.970.780

“Không tiêm là không ổn!"

Thứ Sáu 02/03/2012 , 09:28 (GMT+7)

Trong khi Cục Thú y chủ trương rút dần việc tiêm vacxin CGC, thì hầu hết các địa phương lại nhất quyết cho rằng, không tiêm là không ổn!

Ông Nguyễn Văn Quynh - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Dương

Trong khi Cục Thú y chủ trương rút dần việc tiêm vacxin CGC, thì hầu hết các địa phương lại nhất quyết cho rằng, không tiêm là không ổn! 

Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Văn Quynh - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Dương – một địa phương đang có dịch CGC diễn biến rất phức tạp. 

Ông Quynh khẳng định: Việc tạm ngừng tiêm phòng vacxin CGC năm 2011, Hải Dương chỉ nhận được thông báo là do nhánh virus ở Hải Dương đã biến đổi nên không tiêm nữa, chứ cụ thể biến đổi thế nào thì chúng tôi cũng không rõ. Ngay như tới thời điểm hiện tại, Hải Dương đã gửi mẫu tới các đơn vị xét nghiệm virus của Cục Thú y, và nhận được kết quả là bị dịch CGC, chứ cụ thể dịch do chủng, hay do nhánh virus nào lưu hành trên địa bàn tỉnh gây ra, thì chúng tôi làm sao mà biết được? Việc đó các cơ quan Thú y cấp trên mới rõ. 

PV: Vừa rồi Hải Dương được hỗ trợ 200 nghìn liều vacxin CGC Re-5 để chống dịch. Căn cứ vào đâu, tỉnh xin loại vacxin đó? 

Hiện Hải Dương có dịch thì chúng tôi cứ xin vacxin thôi, Trung ương cấp cho vacxin nào thì nhận vacxin đó! Chỉ nghe đâu cơ quan Thú y ở TƯ nói, nếu kháng nguyên của vacxin trúng chủng với virus thì tốt, còn nếu không trúng, thì tỉ lệ bảo hộ đạt 50 - 70% cũng tốt rồi, cứ tiêm! 

PV: Theo nhận định của ông, việc ngừng tiêm phòng năm 2011 có phải là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát ở Hải Dương vừa qua không?  

Nói chung là chưa hẳn thế, bởi hiện chưa xác định được cụ thể dịch vừa qua là do nhánh virus nào gây ra, nên nếu có tiêm phòng thì cũng khó mà xác định được hiệu quả của vacxin bảo hộ thế nào, và việc không tiêm có phải là nguyên nhân làm dịch tái bùng phát hay không. Chúng tôi chỉ biết là trên thực tế, các vùng tiêm phòng thì đều không xẩy ra dịch, còn các ổ dịch xẩy ra vừa qua thì đều là không tiêm phòng. Còn đợt hỗ trợ vacxin chống dịch vừa rồi, hiện Hải Dương mới tiêm được một tuần nên chưa có kết quả chính xác. 

PV: Vậy theo ông thì sắp tới, có nên tiêm phòng nữa không? Nếu tiêm thì tiêm thế nào? 

Theo tôi, cứ phải tiêm phòng tiếp. Phòng bệnh thì tiêm phòng là tốt nhất, nếu chăn nuôi mà không tiêm phòng thì không được. Vấn đề là tiêm loại gì, chủng gì cho trúng với virus để phát huy hiệu quả. Việc đó ngành Thú y ở TƯ bao nhiêu năm rồi có nghiên cứu được đâu? Còn vacxin thì cứ toàn phải đi nhập khẩu, rất là bị động.

Chăn nuôi gia cầm thì việc tiêm phòng là biện pháp chủ động nhất, hiệu quả tối ưu nhất. Còn vệ sinh môi trường, con giống, thức ăn… chỉ quyết định một phần. Việc tiêm phòng trước mắt cần ưu tiên cho đàn vịt. Bởi  chúng sống dưới nước hay thả rông ngoài đồng, dễ phát sinh và lây lan dịch. Đặc biệt, Hải Dương có nhiều trang trại nuôi vịt thả rông, vịt đi khắp nơi.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.