| Hotline: 0983.970.780

Khu bảo tồn biển Phú Quốc góp phần bảo vệ đa dạng sinh học biển

Thứ Bảy 08/07/2017 , 07:27 (GMT+7)

Sáng 7/7, tại huyện đảo Phú Quốc, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm hoạt động và định hướng quản lý, phát triển khu bảo tồn biển (BTB) Phú Quốc trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu chỉ đạo hội hội nghị

Khu BTB Phú Quốc được thành lập năm 2007, với tổng diện tích 26.863 ha, là loại hình bảo tồn loài, sinh cảnh gồm: hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các loài động vật quý hiếm.

Qua 10 năm, đã có 8 đợt tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban quản lý KBT, các sở, banh ngành liên quan cấp tỉnh, huyện, xã; trên 30 khóa tập huấn, hội thảo về sự giám sát đa dạng sinh học, tài chính bền vững, quy hoạch không gian biển, thực thi pháp luật, kỹ năng truyền thông, tham quan học tập kinh nghiệm quản lý các khu BTB trong và ngoài nước. Xây dựng và phát triển 3 tổ tình nguyện cộng đồng về bảo tồn biển ở các xã Hòn Thơm, Bãi Thơm, Hàm Ninh trong khu BTB Phú Quốc với hơn 30 thành viên. Thành lập, đưa vào hoạt động 6 câu lạc bộ về bảo tồn biển trong các trường học trên địa bàn huyện với 250 học sinh tham gia. Thành lập 2 nhóm giám sát đa dạng sinh học san hô, cỏ biển; đào tạo lặn biển bằng khí tài cho khoảng 20 cán bộ, ngư dân trong khu BTB để phục vụ công tác quan trắc, giám sát đa dạng sinh học hàng năm.

Trong những năm qua, Ban quan lý khu BTB Phú Quốc triển khai nhiều hình thức đa dạng, sinh động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng sống trong và xung quanh khu vực, như xây dựng 18 pano, phát 2.000 áp phích, 1.000 cuốn sách giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển của khu BTB; 10.500 tờ rơi, 1.250 áo và nón có in nội dung về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm. Tổ chức 8 cuộc hội thảo chuyên đề về bảo tồn biển, bảo vệ động vật quý hiếm; 15 cuộc họp dân tại các ấp, xã; 12 cuộc thi tìm hiểu về bảo tồn biển, đa dạng sinh học cho các đối tượng như học sinh, thanh niên, đoàn viên và ngư dân. Phối hợp ra quân 11 đợt làm sạch môi trường khu dân cư và bờ biển.

Từ năm 2013 đến nay, đã phối hợp với tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WAR) tổ chức 3 sự kiện “Ngày hội bảo vệ Dugong và động vật biển quý hiếm” tại Phú Quốc, thu hút hơn 1.500 người tham dự. Phối hợp với Viện hải dương học Nha Trang thực hiện 3 đợt thiết lập 3 vườn ươm giống san hô cứng trong khu BTB với diện tích khoảng 140m2 và xây dựng 2 khu duy trì nguồn giống thủy sản tại ấp Hòn Rỏi (xã Hòn Thơm), ấp Bãi Thơm (xã Bãi Thơm).

Tại Hội nghị, các đại biểu tham gia thảo luận: định hướng về cơ chế phối hợp, liên doanh, liên kết trong công tác bảo tồn biển tại Việt Nam; kinh nghiệm hoạt động và công tác quản lý, bảo tồn biển tại Việt Nam và trên thế giới; dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung về quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc (xây dựng dựa trên các quy định tại Nghị định 57/2008/NĐ-CP của Chính phủ).

Ngành nông nghiệp Kiên Giang khen thưởng cho các các nhân và tập thể làm tốt công tác bảo tồn biển

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao vai trò cũng như tầm quan trọng của KBT Phú Quốc, góp phần bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học biển, nhất là bảo vệ các loài động vật quý hiếm như Dugong (bò biển), rùa biển… Thời gian tới, cần có cơ chế quản lý hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, nhất là đối với ngư dân về bảo vệ môi trường biển, các loài động vật có nguy cơ cạn kiệt…

Nhân dịp này, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đã tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 13 cá nhân hoàn thành sắc sắc nhiệm vụ trong công tác phát triển khu BTB Phú Quốc năm 2016.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm