| Hotline: 0983.970.780

Khuyến khích liên kết

Thứ Tư 10/11/2010 , 10:34 (GMT+7)

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm quốc tế - Agroviet 2010, hội thảo “Liên kết chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm” do Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị và khách hàng tham gia hội chợ…

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, ở nhiều địa phương, ngành hàng cũng đã xuất hiện mô hình liên kết giữa người nông dân với DN trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ rất hiệu quả. Thực tế các công ty mía đường (thuộc TCty mía đường 1) mía được thu mua và tiêu thụ qua hợp đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể năm 2009, tổng sản lượng thu mua của đơn vị này đạt 1.786 nghìn tấn, trong đó riêng sản lượng thu mua qua hợp đồng đã là 1.560 nghìn tấn. Cũng với hình thức này, TCty bông đã ký hợp đồng tiêu thụ cho 95% tổng diện tích với 100% sản lượng…

Để có được hiệu quả thiết thực, các DN đã “bắt tay” với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư vốn, kỹ thuật; đồng thời cam kết bao tiêu toàn bộ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng với mức giá có lợi cho nông dân. Ngược lại, nông dân cũng cam kết bán nông sản cho đối tác đã hỗ trợ đầu tư sản xuất cho mình. Ông Vũ Duy Hưng, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản đã làm thay đổi nhận thức, phương thức làm ăn của DN và các hộ nông dân. Các DN đã dần mở rộng quy mô sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu và năng lực cạnh tranh cũng được tăng cường hơn. Bên cạnh đó, người sản xuất được hỗ trợ vốn đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý… khiến họ rất phấn khởi và yên tâm sản xuất.

Theo ông Hồ Sơn Tư, GĐ Cty TNHH TM-DV & SX Hồ Sơn Tư (Xuân Lộc, Đồng Nai), để phát triển sản xuất bền vững, người nông dân cần phải liên kết theo hình thức tổ hợp tác, HTX để có điều kiện tổ chức sản xuất hàng hóa lớn. Với hình thức này, DN hiện đang vận động và tiến hành ký hợp đồng với người dân đầu tư trồng khoảng 200 ha rừng tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Còn với HTX chăn nuôi Xuân Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai) đến nay cũng đã chủ động đi tìm đối tác và liên kết được với công ty CP, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ xã viên chăn nuôi heo của HTX. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ nhiệm HTX Xuân Phú cho biết: “Nhờ ký kết hợp đồng liên doanh 5 năm với CP, phía công ty chịu trách nhiệm cung cấp heo nái hậu bị, thức ăn, kỹ thuật… Khi heo con được 21 ngày tuổi, CP sẽ tiêu thụ và trả cho HTX 60.000 đ/heo con, cộng thêm cả tiền thưởng theo tỷ lệ heo đạt khiến bà con nuôi heo rất phấn khởi”.

Ông Nguyễn Phan Biên, Chủ tịch HLV huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phấn khởi cho hay, sản phẩm cua đồng sạch của địa phương đã thực sự được liên kết khoảng 2 tháng nay và cho hiệu quả lợi nhuận cao. Đặc biệt, sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm, phối hợp giữa Hội ND VN và Cty Phố Chợ đã giúp cho nhiều mặt hàng cây trái, thực phẩm của nông dân có đầu ra ổn định. Hiệu quả thấy rõ nhất khi gần 20 ha cam sành của các nhà vườn trong huyện chỉ trong vòng 20 ngày đã bán hết sạch cũng nhờ thông qua sự liên kết này.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.