| Hotline: 0983.970.780

Khuyến ngư Tiền Giang - một năm nhìn lại

Thứ Năm 26/02/2015 , 09:46 (GMT+7)

Tiền Giang là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, có bờ biển dài 32 km cùng với diện tích gần 15.000 ha cồn bãi nuôi tôm, cá. 

Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Những năm gần đây người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Năm 2014 hoạt động khuyến ngư của Tiền Giang tập trung vào những nội chung chính sau:

- Tập huấn, hội thảo 190 cuộc/5.700 nông dân được tập huấn nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá bè, cá cảnh, ếch, lươn, cá - lúa... theo hướng an toàn sinh học, thả giống tôm theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh nhằm giảm chi phí SX, tăng hiệu quả theo hướng bền vững.

- Xây dựng 11 mô hình trình diễn và 2 dự án, có 29 hộ tham gia, thực hiện tại 9 huyện trong tỉnh (trừ Châu Thành), trong đó có 4 mô hình thực hiện ở 4 xã NTM.

Nhìn chung các mô hình có nội dung phù hợp với nhu cầu SX của nông dân và thị trường, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía cán bộ kỹ thuật, sự tham gia nhiệt tình của nông hộ nên đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.

Nông dân tập trung nuôi theo hướng an toàn sinh học, tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh vào quy trình nuôi, chọn giống tốt qua kiểm dịch, biết ghi chép nhật ký nuôi, thả giống theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh.

Các mô hình trình diễn hiệu quả để nông dân tham quan học tập, nổi bật là:

+ Mô hình nuôi tôm sú - tôm thẻ kết hợp: Năng suất 5 tấn/ha sau thời gian 4,5 tháng nuôi với lợi nhuận 400.000.000 đồng/ha. Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% tôm thẻ) áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, tôm thẻ được thả sau khi tôm sú được 1 tháng tuổi.

Nhìn chung, lĩnh vực khuyến ngư đã bám sát các chương trình phát triển SX thủy sản trọng điểm của tỉnh, giúp nông dân nuôi các đối tượng phù hợp nhu cầu thị trường, tích cực nâng cao hiệu quả SX để tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.

Trong quá trình nuôi, chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú, tôm thẻ chỉ ăn lại thức ăn dư thừa. Kết quả cho thấy màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều ở cả hai loại tôm, đây là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.

+ Dự án nhân rộng mô hình kết hợp nuôi cá - lúa, thả cá rô đồng là chính, mật độ 5 con/m2. Năng suất cá sau 9 tháng nuôi bình quân 3,9 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 40 triệu đồng/ha.

 Về lúa, năng suất bình quân vụ 3 là 6,2 tấn/ha cao hơn bên ngoài 0,4 tấn/ha, ngoài ra mỗi ha trong một vụ SX còn giảm được 30 - 40 kg ure và 2 lần phun thuốc trừ sâu, nên lợi nhuận tăng thêm bình quân 3 triệu đồng/ha. Mô hình kết hợp cá - lúa lợi nhuận cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa.

Mô hình được nhiều người đến tham quan, phù hợp với vùng trồng lúa bị ảnh hưởng lũ và cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nên có khả năng nhân rộng tốt. Mô hình đã tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn, SX thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.

+ Mô hình ứng dụng máy dò ngang và máy thông tin liên lạc trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Sản lượng đánh bắt cao hơn so với tàu chưa được lắp máy dò ngang từ 150 - 160%. Tàu lắp máy dò ngang đã tiết kiệm được chi phí chạy tàu đi dò tìm đàn cá và chi phí nhiên liệu thắp sáng dẫn dụ cá.

Tàu lắp máy thông tin liên lạc tầm xa có chức năng tích hợp định vị vệ tinh và tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do chủ động liên lạc giữa các tàu với nhau để chủ động ngư trường khai thác.

Dự án đã giúp các ngư dân chủ động phối hợp tổ đội khai thác xa bờ với sự tham gia của 2 tổ đội (gồm 6 phương tiện, 10 ngư dân) nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển. Ngoài ra, dự án đã tạo được sự đoàn kết của các thành viên trong đội tàu khai thác xa bờ bám biển dài ngày hơn.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.