| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông An Giang- một năm nhìn lại

Thứ Ba 07/02/2012 , 12:53 (GMT+7)

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Trung tâm Khuyến nông An Giang đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Công tác khuyến nông ở An Giang mang lại hiệu quả cho nông dân

Mặc dù năm 2011 sản xuất nông nghiệp ở An Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức... nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm từ lãnh đạo đến từng cán bộ; sự chỉ đạo trực tiếp của Sở NN- PTNT, sự phối hợp hiệu quả của các ngành, các cấp và tinh thần tích cực tham gia của bà con nông dân..., Trung tâm Khuyến nông An Giang đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Năm 2011, từ nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, TTKN đã thực hiện trên 25 mô hình trình diễn khác nhau về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Các mô hình này đã góp phần tạo điều kiện để nông dân ứng dụng hiệu quả hơn TBKT vào SX, góp phần mang lại thu nhập ổn định. Một số mô hình hiệu quả như mô hình phát triển SX giống lúa chất lượng ở vụ TĐ, quy mô 15 ha, sử dụng giống OM4218. Năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha, đáp ứng khả năng cung ứng giống xác nhận vụ ĐX 2011- 2012 hơn 800 ha.

Mô hình SX lúa theo 3 giảm 3 tăng ở vụ TĐ, quy mô 40 ha, sử dụng giống OM4218. Năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận; bình quân đạt 5,4 triệu đ/ha so với ngoài mô hình. Mô hình trình diễn các giống lúa triển vọng thực hiện cả 2 vụ, mỗi điểm 0,2 ha, gồm 10- 14 giống. Qua mô hình đã chọn được các giống có triển vọng như OM10041, OM10040, OM7347, OM8928, OM7348.

Mô hình nhân giống lúa nguyên chủng cộng đồng: Thực hiện trong vụ HT, quy mô 30 ha, gồm các giống OM2514, OM4218, OM5451 và OM2517, nếp CK2003. Mô hình đã cung cấp nguồn giống nguyên chủng khoảng 180 tấn phục vụ nhân giống xác nhận, giá giống giảm từ 10- 15% so với mua ngoài.

Ngoài ra, TTKN còn đưa một số loại cây màu vào SX nhằm cải thiện độ màu mỡ của đất, giảm áp lực sâu bệnh bằng mô hình trồng mè trên nền đất 2 lúa- 1 màu, được thực hiện trong vụ xuân hè, quy mô 5 điểm/5 huyện. Kết quả, năng suất đạt 1-1,2 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha.

Song song với các mô hình trồng trọt, các mô hình chăn nuôi đã cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế. Cụ thể mô hình chăn nuôi vịt sinh sản hướng thịt, quy mô 12.000 con. Vịt đạt trọng lượng bình quân 3,4 kg/con (22 tuần tuổi). Số lượng vịt đẻ đạt 80% tổng đàn, một số vịt mái bắt đầu đẻ (khoảng 1% tổng đàn).

Mô hình chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng, quy mô gần 5.000 con; trọng lượng từ 1,07- 1,25 kg/con, hao hụt bình quân 5,6%, tỷ lệ đẻ 5- 10%. Mô hình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vịt thịt, quy mô 4.000 con; trọng lượng trung bình 2,8 kg/con, tỷ lệ sống 95,5%. 100% hộ áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp. Mô hình nuôi bò cái sinh sản luân chuyển triển khai ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.

Bên cạnh đó, mô hình thủy sản tập trung vào các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng, mô hình nuôi ếch, nuôi lươn trong bể lót bạt, cá rô đầu vuông. Đặc biệt năm 2011, TTKN được chỉ định thầu Dự án nuôi cá tra trong ao theo quy trình VietGAP 2011- 2013, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc ứng dụng cơ giới hóa trong SXNN đã giúp nông dân giảm tổn thất sau thu hoạch. TTKN Quốc gia cũng hỗ trợ 1 phần kinh phí cho nông dân ở huyện Tri Tôn đầu tư mua máy GĐLH. Ngoài ra, TTKN còn thực hiện mô hình cày phơi ải trong vụ HT, kết quả cho thấy, ruộng có cày ải phơi đất trong khoảng thời gian 15- 20 ngày, sử dụng phân hóa học ít hơn nhưng năng suất cao hơn ruộng đối chứng (không cày) từ 300- 500 kg/ha.

Trong năm TTKN đã tổ chức được 84 lớp tập huấn cho 2.240 người và 62 cuộc hội thảo với 2.854 người tham dự; 3 lớp dạy nghề trồng nấm rơm cho 75 nông dân. Ngoài ra, TTKN còn nhận được sự chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các viện, trường; đặc biệt là chuyển giao chương trình huấn luyện “Kỹ năng chọn tạo giống lúa cộng đồng”.

Chương trình xã hội hoá giống lúa của tỉnh ngày càng phát triển mạnh. Năm 2011 mạng lưới nhân giống lúa phát triển vượt bậc, diện tích nhân giống đạt 16.900 ha (tăng 14.090 ha so với năm 2010). Để tiếp sức cho các tổ nhân giống chuyển từ xã hội hóa lên thương mại hóa, TTKN đã triển khai dự án phát triển hệ thống SX và nâng cao chất lượng lúa giống tỉnh An Giang. Theo đó đã hỗ trợ cho các tổ nhân giống, các phân hội giống đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng và hỗ trợ giống siêu nguyên chủng.

Nhìn chung trong năm 2011, TTKN không chỉ đóng vai trò là chiếc cầu nối chuyển giao TBKT cho nông dân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả SX, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hoạt động thông tin tuyên truyền cũng thu hút sự quan tâm của độc giả trong và ngoài tỉnh. Hằng ngày, website đã cung cấp một lượng lớn thông tin về các chủ trương chính sách, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp- nông thôn, các mô hình sản xuất hiệu quả, bản tin giá cả hằng ngày, thông tin mực nước, dự báo sâu bệnh...

Năm 2011 TTKN còn phát hành bản tin "Khuyến nông và Thị trường" được 52 số/18.720 tờ, cấp phát 11.000 tờ tài liệu bướm các loại cho nông dân, các Câu lạc bộ, Hội Nông dân, Quán Cà phê Khuyến nông... TTKN nông còn phối hợp tuyên truyền hoạt động khuyến nông với các báo: NNVN, báo An Giang. Ngoài hoạt động thông tin tuyên truyền TTKN còn phụ trách công tác Xúc tiến thương mại, tổ chức cho các DN và cơ sở SX trong tỉnh tham gia các Hội chợ về nông sản, vật tư và thiết bị nông nghiệp.

Trung tâm cũng đã tổ chức thành công diễn đàn "Khuyến nông @ Nông nghiệp" với chuyên đề “SX và cung ứng lúa giống các tỉnh phía Nam” với hơn 500 đại biểu tham dự nhằm cung cấp những thông tin tiến bộ kỹ thuật mới và tạo cơ hội cho cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, các DN giao lưu, trao đổi với bà con nông dân.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.