| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông cho vùng cao

Thứ Năm 26/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Trong những năm qua, công tác khuyến nông trên địa bàn cả nước đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tuy nhiên, riêng những chính sách khuyến nông dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn một số bất cập liên quan tới chính sách hỗ trợ và cách làm. Vì vậy, đổi mới khuyến nông hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Đó là nội dung chính được thảo luận tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông cho đồng bào dân tộc thiểu số” do Viện Chính sách chiến lược và phát triển NN-NT (IPSARD), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia  tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội.

Phát biểu tham luận, ông Nguyễn Mạnh Cường, nghiên cứu viên IPSARD chỉ ra những bất cập tại hệ thống khuyến nông tại các tỉnh hiện nay đó là sự không đồng bộ.

Kết quả khảo sát tại các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Nghệ An, Trà Vinh, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, cho thấy chỉ tại các huyện 30a mới có cộng tác viên khuyến nông thôn bản.

Với khuyến nông xã, có nơi bố trí 1 người, nơi bố trí 2 người, nơi trực thuộc xã quản lý, nơi thì Trung tâm KN tỉnh quản lý, một số nơi khác lại do UBND huyện hoặc Sở NN-PTNT quản lý và đều ít nhiều liên quan đến công tác kiêm nhiệm.

Đặc biệt, theo khảo sát của RUDEC (Trung tâm PTNT trực thuộc IPSARD) năm 2014 chỉ ra rằng, thời gian tham gia các công việc khác của xã đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông chiếm tới 1/3 thời gian làm việc của họ trở lên.

Bên cạnh đó, trình độ năng lực của cán bộ khuyến nông xã còn rất hạn chế với gần 40% hộ được khảo sát đánh giá cán bộ khuyến nông xã không có kinh nghiệm thực tế; trên 47% có trình độ chuyên môn kém, xấp xỉ 32% không nhiệt tình.

Về nguyên nhân khiến vai trò đội ngũ khuyến nông xã bị đánh giá là mờ nhạt được chỉ ra tại hội thảo do chế độ phụ cấp hiện nay quá thấp, bình quân thù lao cho cộng tác viên thôn/bản chỉ từ 400 - 500 nghìn đồng/tháng, tương đương 5 triệu đồng/xã/tháng (xã có 10 thôn bản), từ đó đặt ra giải pháp có nên thay thế cộng tác viên khuyến nông bằng khuyến nông viên xã.

Với khuyến nông viên xã, thường chỉ là cán bộ hợp đồng, không phải viên chức, chỉ được hưởng phụ cấp vùng, không được hưởng phụ cấp ngành. Đặc biệt, chi phí đi lại, phụ cấp được tính theo hình thức khoán cố định nên không khuyến khích được cán bộ đi cơ sở.

Sau khi nêu ra những hạn chế, bất cập, khó khăn, đại diện IPSARD cho rằng, để nâng cao hoạt động khuyến nông nói chung và với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đầu tiên cần phải thống nhất tổ chức, chức năng bộ máy khuyến nông nhà nước ở địa phương về tên gọi, mô hình quản lí, tiêu chuẩn, mạng lưới...

Thứ hai, củng cố vai trò quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương, cụ thể cấp tỉnh: Sở NN-PTNT, cấp huyện: Phòng NN-PTNT.

10-57-22_nh-1
Hội thảo Nâng cao hiệu quả khuyến nông cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo GĐ Trung tâm KN- KN tỉnh Bình Thuận, Đặng Ngọc Quang, phải hình thành được mạng lưới khuyến nông cơ sở bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là các xã miền núi, vùng sâu vùng xa.
Việc hình thành nên mạng lưới này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông và người dân cũng sẽ tiếp cận nhanh nhất các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nông nghiệp giai đoạn mới.

Thứ ba, cần có cơ chế đãi ngộ hợp lý và nâng cao năng lực cán bộ thông qua trả lương theo bằng cấp, phụ cấp địa bàn, môi trường đặc biệt khó khăn, độc hại, được tham gia tập huấn…

Thứ tư, quy định mức tối thiểu ngân sách địa phương dành cho hoạt động khuyến nông, ngân sách tỉnh tối thiểu 3 tỷ, ngân sách huyện tối thiểu 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phải thay đổi bổ sung một số quy định đối với dự án khuyến nông Trung ương. Tăng cường khuyến khích Trung tâm KN tỉnh, Trạm KN huyện làm khuyến nông dịch vụ và kêu gọi, hợp tác xã hội hóa với DN.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, báo cáo của Dự án Theo dõi và phân tích chính sách giảm nghèo do tổ chức OXFAM tài trợ chỉ ra rằng, 3/4 thu nhập của người nghèo dân tộc thiểu số là từ ngành nông nghiệp.

Do đó, khuyến nông và hỗ trợ phát triển SX rất quan trọng đối với giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. Bằng chứng thực tế là thời gian qua, khuyến nông và hỗ trợ SX đã đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập và giảm nghèo với đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo lãnh đạo OXFAM phát biểu tại Hội thảo, trong khuyến nông có hai mảng hoạt động cơ bản là “khuyến nông sinh kế” hướng đến các địa bàn nghèo và “khuyến nông SX hàng hóa” hướng đến địa bàn thuận lợi cho SX hàng hóa lớn.

Vì vậy, hệ thống khuyến nông nhà nước cần tập trung đầu tư cho “khuyến nông sinh kế” vì đây là mảng dịch vụ công, phi lợi nhuận mà các tác nhân thị trường không muốn làm hoặc làm không hiệu quả.

Tuy nhiên, qua khảo sát của OXFAM cho thấy thực tế hiện nay chưa có sự phân biệt rõ giữa “khuyến nông sinh kế” và “khuyến nông SX hàng hóa” trong các chương trình khuyến nông ở các cấp.

Qua các thông tin, số liệu, kết quả từ các dự án, chương trình khảo sát, đại diện phía OXFAM cho rằng, để công tác khuyến nông cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả tốt nhất cần tập trung vào ba vấn đề chính sau.

Đó là tái cơ cấu ngân sách khuyến nông nhà nước dựa trên phân định rõ giữa “khuyến nông sinh kế” và “khuyến nông SX hàng hóa”; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia khuyến nông ở cấp tỉnh và huyện, như là một bộ phận của cơ chế “Ban chỉ đạo” hiện của của Chương trình NTM.

Cuối cùng, áp dụng các phương pháp khuyến nông phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên các “tiểu dự án” khuyến nông có thời gian đủ dài (2 - 3 năm liên tục), được tổ chức phù hợp với điều kiện đặc thù và tập quán SX, tri thức bản địa, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc ở từng thôn, bản. Thể chế hóa các phương pháp “lớp học hiện trường - FFS” và “khuyến nông theo nhóm hộ tự quản”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm