| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Nghệ An 20 năm sát cánh nông dân

Thứ Tư 16/10/2013 , 10:37 (GMT+7)

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, kể từ tháng 9/1993 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã qua một chặng đường dài đồng hành, sát cánh với nông dân.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, chia tách, sáp nhập, kể từ tháng 9/1993 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã qua một chặng đường dài đồng hành, sát cánh với nông dân.

Những năm đầu mới thành lập, tuy số lượng cán bộ còn ít ỏi, nhưng TTKN Nghệ An vẫn luôn chia nhau đi tới các huyện từ đồng bằng ven biển đến khắp các vùng núi xa xôi hẻo lánh miền biên viễn, để chuyển giao TBKT cho nông dân.

Đến tháng 7/1997 các Trạm KN cấp huyện mới được thành lập. Đầu năm 2009, tất cả các Trạm KN cấp huyện lại được chuyển về TTKN quản lý. Tuy nhiên, dù chia tách hay sáp nhập thì nhiệm vụ của TTKN và các trạm vẫn phải là sát cách cùng nông dân để nâng bước họ đi trên con đường mới.

Tôi đã có dịp đến Trạm KN Quỳnh Lưu để viết bài nhân rộng mô hình cá chép lai nhân tạo, ba ba và ếch, đến huyện Diễn Châu viết về mô hình trồng lạc phủ nilon. Thuận lợi cho cán bộ KN hoạt động ở đồng bằng là người dân rất dễ tiếp thu cái mới trong các mô hình.


Hội thảo đầu bờ SX lúa lai cao sản tại huyện Nghĩa Đàn

Thế nhưng ngược lên các huyện vùng cao thì thấy trình độ dân trí đã thấp, ruộng đồng lại rất manh mún, tập tục canh tác, chăn nuôi của nông dân luôn muốn duy trì theo phương thức truyền thống.

Đã vậy, mật độ dân cư sinh sống ở các bản làng lại phân tán, đường xá đi lại cực kỳ khó khăn, do vậy việc xây dựng mô hình SX, chăn nuôi tiên tiến để cho nông dân học tập là cả một quá trình gian nan như các thầy, cô giáo cõng chữ lên non.

Cách đây 9 năm tôi đến huyện miền núi cao Qùy Châu để viết bài “Hiệu quả đào tạo giảng viên SX giống nông hộ’’ (NNVN số 6707 ra ngày 24/12/2004). Sở dĩ Sở NN-PTNT Nghệ An và TTKN phải chọn lựa giải pháp đào tạo giảng viên cho bản làng là vì những cán bộ miền xuôi lên xây dựng mô hình để đưa giống lúa mới vào đồng ruộng và giảng giải cho nông dân phá bỏ tập tục SX lạc hậu thì họ không thông.

Do vậy những nông dân có chí tiến thủ khi đã trở thành giảng viên rồi họ mới truyền tải được kiến thức khoa học cho thôn bản.

Lại có những lần đến huyện Qùy Hợp, tôi đã cùng cán bộ Trạm KN đi bộ hàng chục cây số đến các xã vùng sâu như Châu Lý, Châu Đình, Châu Thái... Tại những xã vùng sâu này, cán bộ Trạm KN Qùy Hợp đã phải cùng ăn, cùng ở với nông dân để xây dựng mô hình giống lúa lai cao sản, SX ngô đông, chăn nuôi lợn, gà, trâu bò theo cách mới.

Ông Phan Thanh Tâm, Trạm trưởng Trạm KN Qùy Hợp đã từng dẫn tôi đi thăm những cánh đồng lúa lai trĩu hạt ở Châu Thái, Châu Quang, bảo: Thành công lớn nhất của Trạm là đã tích cực chuyển giao TBKT để nông dân áp dụng vào SX, chăn nuôi.

Trong đó có mô hình bón phân viên dúi sâu cho lúa đã cho năng suất vượt trội, chi phí lại giảm được rất nhiều lần so với phương thức SX cũ. Vậy nên cho đến nay nông dân toàn huyện đã áp dụng mô hình này.

Ông Tâm còn bảo tôi nên viết bài này sớm để cho bà con nông dân khắp nơi trên cả nước cùng học tập, bởi việc bón phân viên dúi sâu cho lúa đã đem đến lợi ích rất thiết thực.

Đường dài mới biết ngựa hay. Trở lại chuyện của TTKN tỉnh. Cho đến nay đội ngũ cán bộ KN cấp Nhà nước ( tỉnh và huyện) ở Nghệ An có 220 người, trong đó chỉ có 170 biên chế, còn lại 50 người là thuộc diện thu hút và hợp đồng, kinh phí do các trạm tự trang trải.

Như vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong điều kiện địa bàn trải rộng thì TTKN phải xây dựng mạng lưới KN viên cơ sở. Và cho đến nay ở cấp xã đã có 469 người đảm nhận công tác KN, không những thế mà ở tất cả các thôn bản, đội ngũ KN viên cơ sở cũng đã lên tới 5.443 người.

Nhờ vậy trong 20 năm qua TTKN đã xây dựng và chuyển giao được hàng nghìn mô hình TBKT cho nông dân với quy mô 4.935 ha đất nông lâm, ngư nghiệp, trong đó có 33.192 hộ nông dân tham gia.

Về công tác tập huấn kỹ thuật, thời gian qua TTKN đã mở được hàng ngìn lớp, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho 1.246 lượt cán bộ KN cấp tỉnh và huyện, 5.710 lượt cán bộ KN viên cấp xã, 39.654 KN viên thôn bản và 1.173.089 lượt hộ nông dân tham gia.

Theo đó các mô hình như lúa lai, ngô lai, lạc cao sản… đã được bà con nông dân nhân nhanh ra diện rộng để SX đại trà. Thành công của các mô hình đã thay đổi được nếp nghĩ, cách làm cho người nông dân, đây cũng là cơ sở để các địa phương bố trí hợp lý mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Kết quả về diện tích lúa của tỉnh năm 1993 có 1.508 ha, năng suất 24.68 tạ/ha, đến năm 2012 đã tăng vọt lên 80.000 ha và năng suất đã đạt 52,17 tạ/ha. Diện tích ngô năm 2012 có 55.789 ha, tăng 2,5 lần kể cả diện tích và năng suất so với năm 1993.

Có thể nói cho đến nay trên khắp hàng trăm xã của 20 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An, đi đến đâu ta cũng gặp dấu ấn mô hình SX, chăn nuôi tiến bộ của TTKN để lại.

Nhiều làng quê từ chỗ học tập mô hình của KN nay họ đã nhân rộng thành những vùng nông sản hàng hóa lớn như dưa hấu đỏ ở Nghĩa Đàn, mía cao sản ở Phủ Qùy, cam Vinh ở Xuân Thành, Qùy Hợp. Đến Diễn Châu, Quỳnh Lưu có vùng tôm, cua, cá vược, diêu hồng, bống bớp, cá rô, cá lóc…

Trong những năm gần đây, ngoài việc chuyển giao TBKT để các địa phương áp dụng vào SX trên cánh đồng mẫu lớn, TTKN còn tổ chức được hàng trăm lớp dạy nghề cho nông dân.

Chỉ tính riêng 2 năm 2011- 2012 đã có 3.154 học viên ở 19 huyện học xong các lớp học nghề. Trong đó có 90% số học viên đã áp dụng được kiến thức đưa vào cuộc sống như mở trang trại ương cá giống, chăn nuôi gà, SX nấm, trồng hoa và nuôi ong…

Đánh giá về công tác KN trong chặng đường 20 năm, ông Nguyễn Văn Thắng, GĐ TTKN Nghệ An cho biết:

Kết quả công việc của chúng tôi đã đạt được trong 20 năm qua là rất đáng ghi nhận một cách trân trọng. Năm 2009 TTKN Nghệ An và GĐ đã được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba, và liên tiếp trong nhiều năm liền được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm